bi ai, bay bổng. Cho nên Vương Phù giải thích: “Gió mưa, nóng lạnh gọi là
cảm giác”. Trong tác phẩm Linh thiêng, dâm tà sinh ra mơ nổi tiếng của y
học cổ đại Trung Hoa có viết: “Dâm tà” hoặc “chính tà” trên thực tế cũng
chỉ ngoại khí. Những ngoại khí này nhiễm vào người, con người tất có cảm
giác. “Giấc mơ cảm giác” mà Vương Phù nêu một mặt có ảnh hưởng của y
học, mặt khác cũng là kinh nghiệm của cuộc sống. Chịu ảnh hưởng của
quan điểm “mơ cảm giác” của Vương Phù, sách vở ghi chép về các “giấc
mơ cảm giác” lưu đến đời sau khá nhiều. Một quyển sách đời Ngũ Đại có
chép: “Gió to nổi, mơ thấy hồn phách bay”.
Viên Văn - nhà đoán giải mơ đời Tống có ghi: Một đêm ông ta nằm mơ
thấy nửa thân trên chìm trong nước, nửa người dưới chôn dưới đất. Sau khi
tỉnh lại, nghĩ kỹ thì ra trong đêm trời rất lạnh, ông đã để chăn rơi xuống đất,
nửa người trên phơi ra không chăn, cho nên trong giấc mơ ông thấy nửa
người trên chìm trong nước; nửa người dưới vẫn có chăn nên thấy nửa này
bị chôn trong đất.
Trong một thời gian dài người ta vẫn lưu hành câu nói: Nằm mơ thấy
nước, tỉnh mơ là lửa. Đó cũng là “khí” bên ngoài tác động đến cảm giác.
* Về “giấc mơ thời gian”, Vương Phù cho rằng:
+ Mùa xuân thì sinh sôi.
+ Mùa hạ sáng láng.
+ Mùa thu và mùa đông tượng trưng cho chín và cất giấu.
Vì thời gian có 4 mùa:
Mùa xuân thì muôn cây sinh sôi.
Mùa hạ trời sáng mây cao.
Mùa thu, mùa đông thì ngũ cốc đều chín, thu hoạch đưa vào kho cất
giữ.
Cho nên những giấc mơ thời gian đều phản ánh thời tiết và tượng trưng
cho thời gian. Từ đó Vương Phù cho rằng: