KHOA HỌC VỚI NHỮNG GIẤC MƠ - Trang 103

Đương nhiên, Vương Phù cho rằng từ bệnh dẫn đến mơ, bệnh khác nhau

thì mơ cũng khác nhau.

Về cơ bản, quan điểm này đã được khẳng định.

3. Nguyên nhân tâm lý của mơ

Mơ có nguyên nhân bệnh lý sinh lý, đồng thời cũng có nguyên nhân tâm

lý.

Người xưa đã bàn nhiều đến vấn đề này. Thời Chiến Quốc có sách viết:

“Ban ngày không có sự việc gì thì ban đêm ngủ không mơ thấy gì.” “Ban
ngày không thấy sự việc gì” là nói ban ngày không có ấn tượng nào được
sinh ra từ các hoạt động, tức là không có bất cứ hoạt động tâm lý tương ứng
nào.

Nói ngược lại, “ban ngày có sự việc” tức là ban ngày thấy, nghe, cảm thụ

sâu sắc sự việc nào thì ban đêm nằm mơ về sự việc đó.

Như thế, thể nghiệm vẫn là thể nghiệm, mà yêu cầu khoa học vẫn phải

nói rõ nguyên nhân của loại thể nghiệm này.

Trong sách Các giấc mơ, Vương Phù đã chỉ rõ nguyên nhân và cơ chế

tâm lý của các giấc mơ. Khi nói đến các giấc mơ tinh thần, giấc mơ hình
tượng, giấc mơ tính dục, ông cho rằng, “ba loại giấc mơ này không do nhân
tố ngoại giới sinh ra mà chủ yếu là do yếu tố tâm lý.

* Vương Phù giải thích các “giấc mơ tinh thần” như sau:

- Khổng Tử sinh vào thời loạn lạc, ngày nào cũng nghĩ đến đức độ của

Chu Công, ban đêm nằm mơ thấy Chu Công, thế là “giấc mơ tinh thần”.

Từ giấc mơ của Khổng Tử ta thấy: Do hàng ngày Khổng Tử sùng bái

Chu Công nên thường nằm mơ thấy truyền thuyết về Chu Công.

Sự chú ý, tâm niệm này không thuộc trạng thái bệnh lý, nếu so sánh với

6 loại giấc mơ thì loại mơ này rất gần các “giấc mơ suy nghĩ” nhưng nếu lo
lắng sợ hãi thì lại nói đó là “giấc mơ lo sợ”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.