hãi kêu gào rồi phát ốm hơn một năm mới khỏi bệnh.
Do đó, quá tư lự, suy nghĩ nhiều là nguyên nhân chủ yếu nằm mơ sinh
bệnh. Đối với sự việc này Vương Sung đời Đông Hán cho rằng, nếu ban
ngày làm việc quá lao lực, suy nghĩ nhiều, ban đêm nằm ngủ sẽ có hiện
tượng mắt phản quang, trông thấy những hoạt động ban ngày thì mơ ngay.
Ốm cũng là hiện tượng phát sinh tương tự, thấy cái gì trong giấc mơ đều
không biết, cũng là phản ảnh khí hết tinh cạn, chẳng phải điềm báo trước.
Vương Phù đã kế thừa tư tưởng của Vương Sung và Hoàn Đàm. Trong
tác phẩm Các giấc mơ, ông đã phê phán cách đoán giải mê tín. Ông ra sức
phản đối thuyết pháp cho rằng trong các giấc mơ, quỷ thần đã ra lệnh tìm
điều lành, tránh điều dữ. Ông cho rằng, ban ngày, khi người ta làm việc gì
đó chưa tốt, tinh thần hốt hoảng khiến ban đêm nằm mơ, như thế thì làm
sao có thể căn cứ vào đó mà hành động được? Vương Phù chủ trương
không cần nắm biết điều lành dữ xuất hiện trong giấc mơ, chỉ cần làm việc
cẩn thận thì có thể biến dữ thành lành. Cuốn Các giấc mơ còn nói rõ mối
quan hệ giữa mơ với hiện thực:
- Ngày xưa, mẹ của Chu Văn Vương là bà Thái Tư nằm ngủ mơ một giấc
rất lành. Biết thế nhưng Chu Văn Vương làm việc gì cũng hết sức cẩn
trọng, sau đã lập nên nhà Chu hùng mạnh.
Ngược lại, sách Quốc ngữ có chép: Quốc Công nằm mơ thấy mình đang
ở trong miếu thờ dòng họ, nhìn thấy vị thần mặt có lông trắng, hai tay có
móng vuốt như hổ, ông sợ quá bỏ chạy.
Vị thần này gọi Quốc Công đến và nói với ông:
- Ngươi không cần chạy, Thượng đế đã ra lệnh cho nước Tấn tiến đánh
vào nước nhà ngươi.
Quốc Công bái tạ, sau đó tỉnh dậy, gọi quan Thái sử đến để đoán giải
giấc mơ. Quan Thái sử nói:
- Vị thần tượng giấc mơ của ngài chuyên quản hình phạt, giấc mơ này
không lành.