KHOA HỌC VỚI NHỮNG GIẤC MƠ - Trang 107

IV. TÀO TUYẾT CẦN

Để làm sáng nghĩa tác phẩm Hồng Lâu Mộng, Tào Tuyết Cần đã viết:

“Sách có hai từ “mộng” và “ảo”, đó là tôn chỉ của sách, có ngụ ý thức tỉnh
người xem sách.” Miêu tả giấc mơ Hương Lăng, tác giả viết: “Khởi đầu
quyển sách lớn là “mộng”. Tình của Bảo Ngọc là “mơ”. Dâm của Giả Thụy
cũng là “mơ”. Kế sách lâu dài của nhà Tần cũng là “mơ”. Ngày nay làm
thơ cũng là “mơ”. Sách Phong Nguyệt giám cũng từ trong mơ mà có, cho
nên là Hồng Lâu Mộng.

Bộ sách Hông Lâu Mộng có tất cả 32 giấc mơ lớn nhỏ, muôn màu muôn

vẻ. Trong đó giấc mơ dài nhất là:

Du ảo ảnh chỉ mê thập nhị thoa.
Ẩm tiên giao khúc diễn Hồng Lâu Mộng.

(Dịch nghĩa: Đi chơi cảnh không thực, mê mười hai cái thoa. Uống rượu

tiên diễn Hồng Lâu Mộng), đó là một hồi trong Hồng Lâu Mộng.

Giả Bảo Ngọc nằm mơ thấy đi chơi cảnh ảo không phải cảnh thực. Giấc

mơ này được viết trong cả một hồi có hơn tám nghìn chữ.

Giấc mơ ngắn nhất là trong mơ Giả Bảo Ngọc được tin báo Tần Thị chết.

Hồi 89 viết về Lâm Đại Ngọc nằm mơ có người gọi Bảo Thoa là “Bảo

Nha nài nãi” (Bà hai Bảo).

Căn cứ vào cơ chế sinh lý của mơ, có thể chia thành hai loại cơ bản:
- Một là loại cảm quan nhận được kích thích truyền đến đại não gây nên

sự liên tưởng gần nhất, giống như mùa đông ngủ không đắp chăn đủ ấm
nên nằm mơ thấy rơi vào mây lạnh trên không.

- Hai là đại não ra sức cải tạo đối với các vết hằn ký ức, như Tô Đông

Pha ghi lại giấc mơ khi ông về quê thấy người vợ đã chết cách đó 10 năm.
“Bên song cửa, nàng đang trang điểm, ta và nàng nhớ nhau, chẳng nói lời
nào, chỉ rơi nghìn giọt lệ”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.