Những giấc mơ mà Tào Tuyết Cần đưa vào sách, ngoài tính nghệ thuật
vẫn có một số màu sắc thần bí, hầu hết phù hợp với quan điểm tâm lý học,
sinh lý học.
Do đó rất tinh tế, đầy sáng tạo.
1. Giấc mơ tính dục trong “Hồng Lâu Mộng”
Thiếu niên nam nữ đến tuổi đều có hứng thú tìm hiểu về giới tính và nảy
sinh đòi hỏi tính dục. Ban đầu, sự đòi hỏi, mong muốn nói chung chưa
được thỏa mãn. Do tác dụng của ý thức tiềm ẩn, nó thường được thực hiện
trong giấc mơ.
Hồi thứ 5 trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng ghi việc người chị dâu so
sánh tính dục của Giả Bảo Ngọc với Tần Khả Khanh. Tần Khả Khanh lớn
hơn Giả Bảo Ngọc hai tuổi.
Các nhà tâm lý học cho rằng: Khi nam nữ thiếu niên bắt đầu có cảm
hứng với người khác giới thì những người làm cho họ thấy hấp dẫn, khiến
họ nảy sinh lòng ham muốn không phải là những người cùng lứa tuổi, mà
là những người đàn ông, đàn bà đã có vợ có chồng lớn tuổi hơn họ. Người
đã có vợ có chồng tình dục nồng nàn, ăn nói cử chỉ thành thạo, khó bỏ qua
được.
Như vậy, chúng ta sẽ hiểu vì sao trong Hồng Lâu Mộng, đi vào giấc mơ
của Bảo Ngọc lại là Tần Khả Khanh mà không phải là người đàn bà khác.
Khi miêu tả hoàn cảnh cụ thể, Tào Tuyết Cần đã đặt mình vào vị trí của
nhân vật.
Những cảm giác của Giả Bảo Ngọc phát triển dần đều do Tần Khả
Khanh chủ động đưa Bảo Ngọc phiêu diêu nhập cuộc, đi đến mây mưa.
Tác giả đã dùng ngòi bút tinh xảo miêu tả cảnh bài trí trong phòng của
Tần Khả Khanh, tất cả đều khêu gợi, xa xỉ, dâm dật.
Tào Tuyết Cần miêu tả giấc mơ giữa Tần Khả Khanh và Giả Bảo Ngọc
ảo ảo thực thực khiến người đọc thấy Hồng Lâu Mộng có sức hấp dẫn, lôi
cuốn. Tào Tuyết Cần rất chú ý đến quy luật phát triển tâm sinh lý. Lúc đó