Mơ phản ánh tư tưởng của người nằm mơ. Do đó giấc mơ này tác giả
viết về Vương Hy Phượng.
Thuyết báo mơ không có căn cứ khoa học. Trong giấc mơ Vương Hy
Phượng gặp Tần Khả Khanh vừa chết, không phải là chuyện ngẫu nhiên. Ở
hồi thứ 56, chi tiết Bảo Ngọc nằm mơ thấy một chàng trai tên là Yên Bảo
Ngọc có thể chứng minh được điều đó. Trước tiên Tào Tuyết Cần thông
qua người nhà họ Yên để bàn luận về hai chàng “Ngọc” họ Yên họ Giả,
miêu tả hai người tính tình rất giống nhau. Do đó Bảo Ngọc không khẳng
định nổi đâm ra nghi ngờ rồi ôm gương mà ngủ.
Điều trên đây là cơ sở tư tưởng và nguyên nhân ban đầu của giấc mơ.
Sau khi Bảo Ngọc thức dậy, Xạ Nguyệt nói:
- Thảo nào, Lão thái thái thường khuyên trong phòng của người tiểu
nhân không thể treo nhiều gương, có nhiều gương soi, khi ngủ sợ hãi hay
mơ.
Lại nói:
- Vừa rồi, Bảo Ngọc tự nhiên nằm xuống soi hình vào gương chơi, vừa
nhắm mắt đã mơ lung tung, nếu không tại sao lại gọi tên mình.
Bảo Ngọc nằm mơ thấy người được gọi là Yên Bảo Ngọc chính là bóng
mình trong gương.
Tình tiết này được tác giả sắp xếp khéo léo, mượn nó để chứng minh
thực chất của hiện tượng tâm lý, giấc mơ phản ánh hiện thực khách quan,
giống như tấm gương phản ánh khách thể tác động lên nó.
Qua những ví dụ về các giấc mơ, phân tích chúng, người ta có thể thấy
được Tào Tuyết Cần đã có sự nghiên cứu kỹ về hiện tượng tâm lý giấc mơ.
Tào Tuyết Cần không những đã nắm vững một cách sâu sắc về tâm lý tính
dục của thiếu niên nam nữ mà còn nắm vững thực chất tâm lý rất chuẩn xác
thông qua việc miêu tả các giấc mơ ác, mơ vui, báo mơ và đoán giải mơ.
3. Giấc mơ giao hợp