VI. TÔ ĐÔNG PHA
Tô Đông Pha (1036-1101) là nhà văn có tiếng thời Bắc Tống, cũng là
một trong “Đường Tống cổ văn bát đại gia” (Tám nhà cổ văn vĩ đại của hai
đời Đường và Tống).
Ông là người Tứ Xuyên, từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh.
Năm 22 tuổi ông đỗ Tiến sĩ và đã trải qua mấy chục năm làm quan lớn
nhỏ. Tản văn của Tô Đông Pha đại biểu cho thành tựu cao nhất của phong
trào cổ văn Bắc Tống.
Tô Đông Pha có văn phong độc đáo. Ông đã dùng ngòi bút tràn đầy tình
cảm để viết Mộng Trai Danh, đây là tác phẩm thống nhất hài hòa tình và lý,
trong đó có một số nội dung có giá trị tham khảo nghiên cứu tâm lý học các
giấc mơ. Tô Đông Pha nói:
Trên đời chữ “tâm” khó mà độc lập được, hạt bụi sinh ra rồi mất đi,
không có cái gì nói được. Sự liên quan của cảm giác mơ như thể các hạt bụi
chịu ảnh hưởng lẫn nhau, truyền lại đời sau, không làm mất đi cái gốc ban
đầu. Cho rằng hình không nối tiếp với thần, làm sao tìm ra nguyên nhân
được? Người nằm ngủ thấy chăn dê, vì dê mà nói đến ngựa, vì ngựa mà nói
đến xe, vì xe mà nói đến cái lọng, ca tụng cái lọng, mình sẽ được làm
vương công. Từ anh chăn dê đến vương công là chuyện quá xa vời.
Suy nghĩ là có nguyên nhân? Ở đây Tô Đông Pha nêu lên mối liên hệ
giữa “suy nghĩ” với nguyên nhân nằm mơ. Sự thực nhiều người đã nói đến
vấn đề này.
Tô Đông Pha nêu lên nguyên nhân nằm mơ, cho rằng các loại hiện tượng
vật chất trên thế giới không ngừng biến hóa, sinh ra và mất đi. Người tỉnh
hoặc ngủ mơ kỳ thực là sự thay đổi của các hiện tượng này, giữa tỉnh và
ngủ mơ có sự chuyển hóa lẫn nhau. Tỉnh thấy chuyển hóa là tưởng tượng
của mơ; tưởng tượng của mơ lại ảnh hướng đến hành động của tỉnh.