Những câu chuyện thần thoại đều có nội dung bao hàm quan niệm trời
đất, âm dương, khí hình. Âm dương là khí, vạn vật là hình. Tạp khí là sâu
bọ, tinh khí là con người.
Người đời sau cho rằng trời - đất là hóa thân của hai vị thần, hai vị thần
được cụ thể hóa là vợ và chồng; vợ chồng giao hợp, sinh con đẻ cái ngày
càng đông đúc.
Những đứa con không ở trong nhà nữa, đi ra ngoài đã nâng tầm vóc của
cha, lúc bấy giờ là hóa thân của trời, nên cao hơn đất. Cha - mẹ là trời - đất
được tách rời nhau, chung sống với nhau.
Trong khi ngủ, trẻ con nằm mơ thấy trời, tức là đã mơ thấy cha, trong
bầu trời âm u nhất định cha sẽ ban cho chúng nhiều điều tốt lành.
Có truyền thuyết khác: Trời được miêu tả như một vị thần nắm giữ sinh
mệnh của loài người.
Người Trung Hoa cổ đại có câu cách ngôn: “Số mệnh do trời giáng
xuống”. Trước đây người ta thường dán câu cách ngôn này ở ngoài cửa.
Trời căn cứ vào công và tội của con người để ban điều lành, giáng tai họa.
Sách Giải mơ trong Đôn Hoàng di thư chép rằng:
- Nằm mơ thấy trời là sinh quý tử.
- Nằm mơ thấy trời tan vỡ, năm đó nhiều tai họa đến.
Đó là hai biểu hiện khác nhau của vận mệnh. Thời xưa người ta thường
lấy trời để biểu thị vận mệnh, vận khí và thiên số. Người mẹ mất con đã
kêu gào thảm thiết:
“Trời ơi!”, có nghĩa là trời đã cướp đi đứa con thân yêu của bà. Cho nên
nhiều giáo sĩ đạo Ki-tô khi đến Trung Hoa truyền giáo, qua thời gian tìm
hiểu nghiên cứu đã dịch: “Thượng đế” thành “Thiên chúa”.
Trong các tác phẩm văn học có tiếng của Trung Hoa, đặc biệt là bộ Sở
Từ ta thấy con người hết sức sùng bái trời: “Trời là cha mẹ của mọi người
nên bất cứ ai nếu gặp điều đau thương, khổ cực, lo buồn đều gọi trời như
thể người ta đau ốm khổ não đều cầu cứu cha mẹ, dựa vào cha mẹ.“