Ở phương Tây, nhất là vùng Trung Cận Đông, khi xây lăng mộ, các vị
hoàng đế Ai Cập rất chú ý đến hướng đất, nhiều khu lăng có nét đặc biệt,
dần dần người đời sau mới phân tích rõ dưới góc độ khoa học.
Trong truyền thuyết Hy Lạp, thần Đất có con là nữ thần Nông nghiệp.
Người Babilon cổ đại cho rằng thần Hạt giống là con gái của nữ thần Đất.
Người Ả Rập khi chọn Jerusalem là thánh địa đã xem tướng đất kỹ càng
nhưng vẫn không tránh được sự sắp đặt của Thượng Đế.
Năm 746 ở Jerusalem có động đất, các thánh điện bị hư hại, năm 785
phải trùng tu. Đền đài rực rỡ trên mảnh đất này cũng được xây dựng từ biểu
thức tổng hợp về tướng đất, thiên văn và việc đoán giải các giấc mơ.
Đời vua Al-Mamun của Ả Rập dùng các nhà chiêm tinh, chiêm mộng,
đoán giải sao và các giấc mơ, xem địa dạng để phát triển khoa học.
Tác phẩm quan trọng của Ả Rập thời kỳ bấy giờ là A-ta-run Ba-ki-a (Di
tích quá khứ) đã nói nhiều về đoán sao, đoán mơ và xem tướng đất.
Ở các nước phương Đông có nghi lễ tế đất. Theo cách nhìn của người
đương thời, các gò đất, đống đất đều là hiện thân của các vị thần. Người
xưa đã nhân cách hóa đất, xem đó là thân thể thần linh.
Sách Đôn Hoàng giải mộng thư nói nhiều về những giấc mơ có liên quan
đến đất, cho rằng nằm mơ thấy nhiều ruộng là giàu có.
Sách Bạch Hổ thông nghĩa có nói:
“Đất không những có thể nuôi sống vạn vật mà còn có thể hủy diệt vạn
vật”.
Sách Đôn Hoàng giải mộng có chép:
- Nằm mơ thấy mua đất: đại cát, phú, quý.
- Nằm mơ thấy đất hãm: gia trạch không yên.
Các hòn đá cũng được sùng bái. Trong nghi lễ cầu vũ (cầu mưa) có việc
tế cúng các mỏm đá, nếu sau khi cúng tế mà không mưa thì gõ vào đầu
phiến đá.