II. ĐẤT VỚI CÁC GIẤC MƠ
Người xưa xem “đất” cũng quan trọng như “trời”. Do đó, đất cũng có
liên hệ chặt chẽ với các giấc mơ.
1. Khoa học địa dạng của Trung Hoa cổ
Thư tịch, sách vở ghi chép về địa dạng các công trình thời xưa mặc dù
còn chịu ảnh hưởng của quan niệm số mệnh, quỷ thần nhưng cũng có quan
điểm duy vật thô sơ. Vua Bàn Canh nhà Thương khi dời đô đến đất Ân
tuyên bố với thần dân:
- Trời cho ta được ở ấp mới này, xây dựng ấp này mãi mãi thịnh vượng.
Lời tuyên bố này khẳng định chuyện dời đô là do trời quyết định. Đương
nhiên, với quan điểm thực tiễn và khoa học thì các nhân tố quyết định việc
dời đô là khí hậu, nước, cây cỏ, tài nguyên, chiến tranh giữa các bộ lạc...
Nhà Chu dời đô và xây dựng ấp mới nhiều lần đều xem địa dạng.
Người xưa cân nhắc, thận trọng khi chọn đất để an cư, lạc nghiệp.
Một yếu tố không kém phần quan trọng là xác định bóng chiếu của mặt
trời xuống mảnh đất khi xem đất.
Về cơ bản, phương pháp này có cơ sở khoa học.
Từ đời Tần, Hán, phương pháp xem tướng đất tiến bộ dần, phát triển
thành môn địa lý học, nhưng dần sa vào con đường mê tín.
Người xưa cho rằng vị trí đặt mồ mả quan hệ đến số phận của con cháu
đời sau.
Sách Luận Hành của Vương Sung có viết: “Không xây nhà hướng Tây,
nếu xây sẽ có nhiều điều xấu, nguy hại nhất là chết chóc”.
Ở các vương triều sau, yếu tố mê tín, thần bí tăng dần, thuật xem trở nên
thần bí.