KHOA HỌC VỚI NHỮNG GIẤC MƠ - Trang 151

CHƯƠNG VI

VĂN HỌC VỚI GIẤC MƠ

Có nhiều tác phẩm văn học nói về các giấc mơ. Nhiều tác phẩm lấy giấc

mơ làm văn liệu, thi liệu, từ đó thể hiện chủ đề sinh động và có tính nghệ
thuật cao.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu Ức Trai, người Thường Tín, tỉnh Hà

Tây. Ông là bậc khai quốc công thần đời Hậu Lê (Lê Thái Tổ). Năm 60
tuổi, ông về ở ẩn ở Côn Sơn, thuộc huyện Chí Linh, Hải Dương. Ba năm
sau, nhân việc vua Lê Thái Tông chết, bọn gian thần vốn thù ghét ông đã
vu cho người thiếp yêu của ông là Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Ông bị liên
lụy, chịu án “tru di tam tộc”.

Về sau ông được minh oan và được vua Lê Thánh Tông truy tặng là Tề

Văn Hầu.

Câu chuyện về rắn báo oán có liên quan đến việc ông bị tru di tam tộc

được truyền tụng sâu rộng trong dân gian và được ghi trong sử sách.
Chuyện như sau:

Nguyễn Trãi cần chặt một cây cổ thụ để dựng nhà ở.
Trong gốc cây có cái hang sâu trong đó có sáu mẹ con nhà rắn trú ngụ.

Biết không thể ở trong hang được nữa, mẹ rắn phải tìm nơi khác để ở,
nhưng thời gian quá gấp mà tìm chưa ra, trong khi đó toán thợ quyết định
ngày mai chặt cây.

Đêm đó, sau khi đọc văn bài, trời đã khuya, Nguyễn Trãi mỏi mệt gục

xuống bàn ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ ông mơ thấy có sáu mẹ con người
đàn bà trẻ đẹp đến xin gặp ông. Năm đứa bé ngộ nghĩnh kháu khỉnh, đứa
nhỏ nhất được mẹ bế trên tay. Đương nhiên, Nguyễn Trãi có ngay thiện
cảm với mẹ con người đàn bà này.

Nàng thỏ thẻ trình bày với Nguyễn Trãi hoàn cảnh và xin ông hoãn việc

chặt cây ba ngày, còn tìm cách giúp ông giải quyết công việc cho toán thợ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.