ta”. Ngụy Diên không biết bị lừa, bèn đứng giữa ba quân hô to, câu thứ hai
vừa cất lên thì sau lưng có Mã Đại quát to: “Tao dám giết mày” rồi vung
dao chém Ngụy Diên ngã xuống chân ngựa.
Mã Đại đã theo kế của Gia Cát Lượng theo sát Ngụy Diên, chờ thời cơ
giết Ngụy Diên, giữ được giang sơn cho nước Thục được mấy chục năm.
Trong Tả truyện cũng có chuyện thế này:
Thành công được mười năm, Tấn Hầu nằm mơ thấy bầy quỷ không đầu,
con cháu Đại Lịch nhảy nhót quanh giường ông, nạt nộ:
- Nhà ngươi giết con cháu của ta, làm việc bất nghĩa.
Ngọc hoàng Thượng đế cho phép ta báo thù.
Tấn Hầu tỉnh giấc, hết sức lo sợ, cho mời Tang Điền đến đoán mơ. Tang
Điền nói là có chuyện chết chóc, tháng 6 năm đó khi thu hoạch lúa mới sẽ
không còn ai trông thấy Tấn Hầu nữa.
Sau đó Tấn Hầu nhờ danh y nước Tần đến xem bệnh cũng được báo là
bệnh không có thuốc nào chữa được.
Tấn Hầu nghe phán chẳng khác gì bị xử tử hình, quyết tâm chống lại số
mệnh. Đến tháng 6, khi gặt lúa mới, Tấn Hầu bắt chém đầu các thầy bói để
thị uy.
Nhưng lúc đang ăn cơm mới đột nhiên bụng Tấn Hầu trương to, chết
ngay.
Ngày nay quan điểm khoa học có thể giải thích rằng:
Tấn Hầu nằm mơ thấy Đại Lịch, thấy có quỷ là do đã giết quá nhiều con
cháu của Đại Lịch, lòng lo sợ, giấc mơ phản ánh tâm lý này.
Tục ngữ có câu:
“Bệnh từ tâm không có thuốc chữa” Người bói toán đã mượn thường
thức y học để giải nghĩa các giấc mơ, không phải là không có lý.
Về cái chết của Tần Thủy Hoàng cũng có điềm báo trước trong giấc mơ.
Trong tác phẩm nổi tiếng Luận Hành của nhà triết học Vương Sung đời
Đông Hán có chép: