ra khỏi mạch máu nhưng không thoát ra khỏi cơ thể nên gọi là ứ máu.
Sáu điều ham muốn, bảy thứ tình cảm (“lục dục, thất tình”) cũng có thể
dẫn đến ứ máu.
Hàn và thấp cũng sinh ra ứ máu. Vì hàn là âm tà, nghi tụ hô hấp, máu
gặp lạnh thì đông, khi gặp nhiệt sẽ gây ứ máu. Vì nhiệt là dương tà, rất dễ
bị thương, máu trệ mà ứ.
Bảy thứ tình cảm bị nội thương, khí loạn có thể trở thành khí hư, huyết ứ
hoặc khí trệ huyết ứ.
Sách Ý triệt - xúc huyết có viết:
“Quá mệt hoặc phù hoặc hoa mắt hoặc giận dỗi thì làm cho máu ngừng
và ứ máu”.
Ngoài nguyên nhân ngoại thương, ứ máu còn do xuất huyết, thổ huyết,
khái huyết, bần huyết.
Một danh y Trung Hoa khi nói đến thổ huyết có nói:
“Huyết không chảy, không còn ở trong mạch nhưng chưa thổ ra ngoài là
ứ máu”.
Khi chữa bệnh xuất huyết, dùng thuốc sai, dùng nhiều loại hàn, mát cũng
là nguyên nhân gây ứ máu.
Ứ máu sinh ra nhiều bệnh mới.
Vương Quý Đường - một danh y đời Minh trong Chứng trị chuẩn thằng
(Chữa trị chuẩn xác) đã từng nêu rất rõ:
“Ăn ở không quy cách làm huyết ứ trệ không lưu thông được, nên mọi
bệnh đều do máu xấu sinh ra”.
Đời Thanh, danh y Vương Thanh Nhiệm đã nêu rất rõ: Bệnh ứ máu sẽ
dẫn đến nằm mơ. Ông cho rằng đêm nằm mơ nhiều là do bệnh ứ máu.
Ứ máu dẫn đến nằm mơ là do “khí não và khí huyết ngưng trệ, khí tạng
phủ không liền nhau”. Người ta cho rằng cơ quan ghi nhớ của con người là
não, chức năng của giác quan đều do não chỉ huy. Não là cơ quan tinh vi