KHOA HỌC VỚI NHỮNG GIẤC MƠ - Trang 26

Các kỵ sĩ thường dùng phép bói bắn tên. Tên đạn bắn ra đúng hướng,

đúng đích là điềm lành; mũi tên đi không xa không thẳng, chưa đến đã rơi
là điềm dữ, điềm xấu, xấu nhất là tên bị gãy.

Ở phương Đông, khi trình độ văn hóa được nâng cao, người ta đã dựa

vào luật âm dương ngũ hành để bói toán. Người ta dùng đồng tiền để gieo
quẻ, mỗi đồng tiền đều có hai mặt âm dương, khi gieo nếu hai mặt một âm
một dương là tốt, nếu hai mặt âm là rất xấu, hai mặt dương cũng không đạt
nguyện vọng.

Ở Trung Hoa, thời Tần, triều đình không những cho phép nhiều thầy bói

hành nghề mà còn bổ dụng chức quan chuyên làm công việc bói toán, đoán
mộng, căn cứ vào đó quyết định chính sự. Trong sách Chu Lễ có đoạn viết:

“Bói rùa là lấy các quẻ để đoán điềm lành dữ.” Theo Chu Lễ, nhiều thầy

bói là người làm việc trong triều. Thầy bói làm trợ lý cho quan đại thần
Thái phó còn gọi là Thái bốc.

Trong cung của triều Chu có hai quan đại phu Thái bốc, lại có bốn thầy

bói thuộc quan lại cấp cao, tám người thuộc cấp trung, 16 thuộc quan cấp
thấp.

Lễ ký có chép: “Thầy Bói rùa là chức quan chuyên làm việc bói toán.”

Có thể thấy, tập tục bói toán ở Trung Hoa đã có từ lâu. Quan thầy bói chia
làm ba loại: Bốc Chính, Bốc Y và Bốc Sư.

Việc đặt chức quan Bói toán thời cổ Trung Hoa là kế thừa tín ngưỡng của

thời xưa với rất nhiều loại:

- Đoán định: đoán trời, đoán sao, đoán mộng, đoán ngày, đoán tháng,

đoán năm.

- Bói toán: có rất nhiều, có thể kể gần hai mươi loại như: bói tuổi, bói

đời, bói nhà, bói đất, bói vợ, bói ăn, bói ở... Có thể nói cái gì cũng đoán, cái
gì cũng bói.

Đến đời Hán, thuật bói toán được công nhận chính thức ở mức độ quy

phạm hóa. Sách Hán thư của Ban Cố đã chia bói toán làm 6 loại, lại được
sách Nghệ Văn Chí phát triển thêm, 6 loại là: Thiên văn, Lịch phả, Ngũ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.