Người này cẩn thận lật cả ấm lên xem dưới ấm có chua gì không và nói
là có 3 là sản phẩm của Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Còn 2 cái, đoán
một cái là sản phẩm của Việt Nam, một cái nữa không chua gì cả!
Người bạn cho biết còn một cái của Thái Lan. Tích trên ấm là tích “Lã
Vọng ngồi câu cá đầu sông Vị chờ thời”.
Ông lão câu cá trên ấm Trung Quốc đầu trần búi tóc; ông lão câu cá trên
ấm Nhật Bản đầu đội mũ kiểu Nhật Bản; trên ấm của Triều Tiên đầu để
trần; trên ấm của Việt Nam là hình ông lão đội nón; trên ấm của Thái Lan
để đầu trần.
Trên ấm Trung Quốc và Việt Nam đều có hai câu viết kiểu chữ Hán, đại
ý nêu phong cách của vĩ nhân: “Ngồi ở đầu sông Vị chờ có một giấc mơ”.
Từ câu chuyện trên lại nói về việc Chu Văn Vương tìm đến Khương Tử
Nha, rước ông về làm tể tướng.
Sách Thượng thư có viết: “Lã Vọng ngồi câu cá ở Bàn Khê chờ thời, khi
chưa về với Chu Văn Vương, đêm ngủ mơ thấy sao Bắc Đẩu bảo ông phải
ra tay phạt Trụ”.
Người sau thêu dệt thêm: Chu Văn Vương nằm mơ thấy trời bảo Xương
(Cơ Xương - tên của Chu Văn Vương) và “Vọng” (Lã Vọng) gần nhau và
Trời đã cho Xương được Vọng.
Chuyện báo mộng của thượng đế cho các thiên tử là chuyện phổ biến ở
các vương triều phong kiến Trung Hoa. Để chọn người lên kế vị, các
Hoàng đế thường ăn thanh tịnh, tắm gội sạch sẽ, dâng lễ tế Thái miếu, tế
Thiên Đàn. Lễ xong ngủ tại Thiên Đàn để nằm mơ được thượng đế báo
mộng. Đây thực ra chỉ là một thủ đoạn chính trị, mượn thần linh, lợi dụng
mê tín, thần thánh để thực hiện ý đồ, đạt mục đích mà thôi!
Đầu vương triều Chu, các vị hoàng đế rất thành công trong việc dùng
đoán mộng như một thủ đoạn chính trị để giải quyết đại sự, thu phục lòng
người. Chu Văn Vương là hoàng đế tin vào đoán mộng, cho rằng giấc mơ
là từ suy nghĩ thực, từ trực giác thuần túy. Do đó, xã hội Chu từ vua đến
dân đều bói mơ.