V. TỪ LÒNG TIN VÀO ĐIỀM BÁO,
NGÀNH NGHIÊN CỨU CÁC GIẤC
MƠ ĐÃ RA ĐỜI
Quan niệm về giấc mơ và linh hồn có cơ sở từ tư tưởng mê tín điềm báo
trước. Người ta quan niệm: Nằm mơ là do linh hồn lãng du, linh hồn đi du
lãng có thể nắm bắt điều gì đó để dự báo lành dữ.
Tư tưởng tin vào sự báo trước của những giấc mơ có mối liên hệ với
quan niệm cho rằng quỷ thần trong giấc mơ có thể ra lệnh cho người nằm
mơ. Đối với người thời nguyên thủy, loại liên hệ như trên là tự nhiên.
Người nguyên thủy cho rằng, nguyên nhân và lực lượng khiến linh hồn của
người đang nằm mơ tách khỏi thể xác là có thần linh và vạn vật có linh
nghiệm.
Những hiện tượng xảy ra trong giấc mơ ly kỳ, biến hoá khác thường,
khiến người nằm mơ cảm thấy như có một lực lượng nào đó chi phối mình.
Người xưa cho rằng, lực lượng ngầm này chính là thần linh; cho rằng
xung quanh có nhiều thần linh, thần linh ở lẫn với linh hồn, các hoạt động
của linh hồn là do thần linh chi phối.
Mỗi bộ tộc nguyên thủy đều có cách ứng xử riêng với các giấc mơ dữ. Ví
dụ: Gặp ác mộng thì tế hoặc khấn xin quỷ.
Như thế, người nguyên thủy cho rằng linh hồn khi tách khỏi thể xác để đi
đây đó đã có mối liên hệ với quỷ thần.
Trong Sở Từ thời Chiến Quốc có viết: “Thượng đế báo mộng là do các
quan hồn phách”, như thế người làm ra các giấc mơ là Thượng Đế hoặc các
quỷ thần.
Ngày nay, nhiều học giả nghiên cứu giấc mơ với cách nhìn khoa học cho
rằng: Quan niệm về mơ và linh hồn đều có liên quan đến tôn giáo thời