KHOA HỌC VỚI NHỮNG GIẤC MƠ - Trang 47

Lịch của Trung Hoa cổ đại thường ghi chép theo Can và Chi.
Can (10 Thiên can) gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân,

Nhâm, Quý. Chi (12 Địa chi) gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi,
Thân, Dậu, Tuất, Hợi, ứng vào 12 con vật.

Mười Thiên can và mười hai Địa chi ghép nối nhau quay vòng trong 60

năm. Ở đây nói đến Thiên can và Địa chi, vì chúng có liên quan đến lời
“Thần chú”. “Chú” vốn là những câu cầu thần linh, dần dần theo thuyết của
Đạo giáo, “chú” trở thành những câu niệm quyết trừ tà và trừ tai họa, cũng
từ đó sinh ra một tập tục trong xã hội: Muốn trừ tà thì niệm chú. Người xưa
còn quan niệm “chú” có khả năng giao cảm với thần linh.

“Chú” đã bị những kẻ buôn thần bán thánh lợi dụng hành nghề; đặc biệt

ở vùng dân tộc sống lạc hậu, các pháp sư, phù thủy dùng đủ loại niệm chú
để lừa bịp dân lành.

Thời cổ đại Trung Hoa có chức quan chuyên việc bói đoán số mệnh, giải

mộng nhưng không có chức quan niệm chú. Đến đời Tùy, đời Đường,
nhiệm vụ này lại thuộc về các quan Thái y, chuyên vẽ bùa niệm chú để trừ
ma chữa bệnh.

Có những câu chú truyền từ thời này sang thời khác cho đến ngày nay.

Có những lúc chú đi đôi với phù triện, chữ vẽ sau này là bùa chú. Ví dụ,
câu chú:

- Cơn mơ ác của phu nhân ba ngày không nói đến sẽ trở thành quý giá.
- Phàm làm người, ban đêm sẽ có những giấc mơ ác.

- Lấy tờ giấy đen này làm bùa.
- Nằm yên trên giường, để chân xuống đất.
- Đừng cho người biết.

Cho nên có bài chú rằng:
- Ửng hồng.
- Mặt trời mọc từ phương Đông.

- Lá bùa này đoán mộng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.