- Phép phá dịch (phân tích tỉ mỉ, chia nhỏ).
Sử dụng được những phương pháp này, người phân tích phải có trình độ
nhất định, đặc biệt phải có một số tri thức tâm lý. Chúng ta hãy lấy phương
pháp phân tích chữ viết (trắc tự pháp) - là phương pháp đoán và giải các
giấc mơ thường dùng nhất, để nói. Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho
chữ Hán.
Phương pháp trắc tự là một loại lập luận căn cứ vào hình thức. Dự đoán
lành hay dữ mới là mục đích và nội dung của nó. Phân tích chữ là để tìm ra
lời đoán điềm lành dữ, ban đầu nó có mối liên hệ chặt chẽ với đoán giải các
giấc mơ. Các nhà đoán giải giấc mơ đã lợi dụng phương pháp phân tích chữ
viết để phục vụ cho mục đích của mình.
Một vài ví dụ dưới đây sẽ làm rõ hơn các phương pháp.
BA BÔNG LÚA TẾ MẬU
Theo Hậu Hán thư: Tế Mậu, tự là Tử Lễ, là con nhà võ. Một đêm, Tế
Mậu nằm mơ thấy mình ngồi giữa điện lớn, trên cao có 3 bông lúa, Mậu
nhảy lên ngắt bông ở giữa nhưng lại mất.
Tế Mậu hỏi Chủ bạ Quách Hạ, Quách Hạ nói:
- Điện lớn là hình tượng của Cung phủ. Có lúa là lộc của bề tôi, ngắt
được bông lúa ở giữa là hạng quan trung cấp, như thế là sẽ ra làm quan,
Quả nhiên một tháng sau Tế Mậu được phong làm Tư đồ.
Thời cổ, Hoàng Đế hỏi Kỳ Bá: “Nằm mơ là như thế nào?” Kỳ Bá nói:
- Tinh thông như thánh thần, có giấc mơ lành là điều rất tốt. Có 4 cách để
đoán giấc mơ, cũng có điềm báo trước về thiện và ác.
DOÃN THAO NẰM MƠ
Theo sách Linh nghiệm ký: Doãn Thao người huyện Thiệu Hưng, trước
khi lên kinh thành ứng thi đã ăn chay niệm Phật, lên núi Thất Khúc cầu xin