KHOA HỌC VỚI NHỮNG GIẤC MƠ - Trang 53

cha, hai cha con vui mừng khôn xiết, cùng lên đường. Đêm đó người cha
nằm mơ thấy người quen là Trương Tề Hiền nói:

- Ta cho ông một bài thơ thất ngôn, nội dung: “Triều đình chuyện văn thơ

thật buồn. Cớ sao người nghèo gặp nhiều điều phiền muộn. Cha thì thăng
chức, con thì đậu cao giữa triều”.

Thức dậy đã canh tư, người cha gọi Tập Thậm đến bảo phải ghi nhớ lấy.
Mùa xuân đi thi, Tập Thậm thi hỏng, cha con ông cho rằng giấc mơ

không ứng nghiệm.

Mùa thu năm đó, nhà Tập Thậm lại lập bàn thờ Trời cầu xin giải mộng.

Mùa xuân năm sau người cha được thăng quan, vào làm trong triều; còn
Tập Thậm thì được vua đọc bài thi khen giỏi, lấy đầu bảng. Như thế mọi
điều trong giấc mơ đều thành sự thật. Ai cũng cho là rất thiêng.

Từ thế kỷ thứ V trước Công Nguyên đến thế kỷ X sau Công nguyên ở

Trung Hoa, việc đoán các giấc mơ bằng phương pháp trực tiếp đã phổ biến
và sớm hình thành lý luận. Vương Phù đời Đông Hán, tác giả tập sách Các
giấc mơ
đã nêu: “Phàm các giấc mơ, phải trực tiếp...”.

Thế nào là những giấc mơ trực tiếp? Vương Phù giải thích: “Các giấc mơ

cách không xa với sự thực thì gọi là những giấc mơ trực tiếp”. Vương Phù
còn đưa ra các ví dụ để chứng minh:

- Vũ Vương khi còn ở ấp Khương đã nằm mơ sau này mình sẽ làm

hoàng đế, về sau đúng như điều giấc mơ đã báo.

- Trần Sĩ Nguyên người đời Minh trong sách Cảm biến thiên cho rằng

giấc mơ trực tiếp là những “giấc mơ hợp”, nghĩa là sự thực phù hợp với
mơ. Ông nói: “Nằm mơ thấy anh là thấy, tên Giáp là tên Giáp, nằm mơ thấy
hươu là được hươu, thấy gạo là có gạo, nằm mơ thấy giết người thì giết
người, đó là những giấc mơ hợp.”

Kết hợp với ý kiến của Ủy Tâm Tử, người đời Tống đã có nhiều ví dụ

trong sách Phân loại sự cổ kim thì phương pháp đoán các giấc mơ trực tiếp
là chuyện chẳng khó khăn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.