Nằm mơ thấy mưa to gió lớn hoặc gặp gỡ đàn bà đẹp là sẽ gặp tai họa.
Nằm mơ thấy ca hát là cãi cọ với người khác.
Nằm mơ thấy đi đại tiện, thấy rắn cuộn khúc là hao tài.
Nằm mơ thấy người chết hoặc mình chết là có phúc, sống lâu.
Một số bộ tộc khác ở Trung Hoa lại cho rằng con người có ba thứ linh
hồn:
- Linh hồn sinh mệnh.
- Linh hồn đổi đời.
- Linh hồn tư tưởng.
Trong ba thứ, linh hồn tư tưởng làm cho con người có được cảm giác và
tư tưởng, còn linh hồn đổi đời lại đầu thai vào kiếp sau để nhập vào thể xác
mới.
Khi ngủ, năm giác quan không có tri giác, thể xác không hoạt động, vì
thế người ta thường nói “ngủ như chết”.
Theo quan niệm của người phương Đông xưa, sở dĩ con người nằm mơ,
có thể đi nơi này nơi khác là do linh hồn thoát xác, nhẹ bỗng phiêu diêu.
Lúc đó linh hồn của người nằm ngủ không còn gắn với thể xác mà đi nơi
này nơi khác, linh hồn gặp nhiều người, nhiều sự vật và đương nhiên gặp cả
người thân đã qua đời.
Chuyện tiếp xúc gặp gỡ giữa linh hồn người đang ngủ và người đã chết
không có gì lạ, đây là hiện tượng “mộng du” thường được nhắc đến.
Trong giấc mơ, linh hồn của người đang nằm ngủ có lúc gặp gỡ thần
linh, tổ tiên, bạn bè đã qua đời, và như thế không ai ngăn cản họ trao đổi
với nhau những gì họ muốn và họ biết. Có những linh hồn của người đã
chết lo sợ cho người còn ở trên trần thế nên đã báo trước tai nạn để người
đó tránh như trường hợp vị chính khách nọ với người tình báo viên đã mất.
Từ thế kỷ thứ V, ở phương Đông, đặc biệt là ở Trung Hoa, việc tin vào
các giấc mơ dự báo điềm lành dữ rất phổ biến. Triều đình, dân chúng đều
bàn đến mộng triệu, “điềm lành dữ thấy trong giấc mơ”.