mơ gắn với sự tồn tại của siêu tự nhiên và có liên hệ mật thiết với nhau; tất
cả các giấc mơ đều có điểm ban đầu là quỷ thần mà họ tín ngưỡng. Do đó,
“mơ là dự đoán tương lai”.
Để mọi người nhận rõ địa vị trong lịch sử của học thuyết Freud về việc
giải thích nội dung các giấc mơ, chúng tôi xin giới thiệu cách nhìn về các
giấc mơ trước đó.
1. Xem các giấc mơ là “thần du”
Quan điểm mê tín của tôn giáo thuộc về loại này. Do ít hiểu biết, người
nguyên thủy cũng có cách nhìn này. Ví dụ: Một số người nguyên thủy cho
rằng mơ bắt đầu từ thần, vì vậy, so với quan sát và cảm thụ ban ngày, mơ
chính xác và đáng tin cậy hơn. Thổ dân Gana ở châu Phi tin rằng, nằm mơ
thấy mình giao hợp với vợ người khác là phạm tội “thông dâm”, phải bị
trừng phạt. Thổ dân vùng Viễn đông thuộc Liên Xô cũ nếu nói với đối
phương: “Tối qua tôi nằm mơ được quyền sử dụng mảnh đất của anh” thì
lập tức đối phương sẽ dâng anh mảnh đất ấy. Người nguyên thủy ở nhiều
nước trên thế giới đã giải thích mơ là sự “hiển linh” của Thượng đế hoặc
các vị thần. Những quan niệm mê tín này đến nay hầu như đã chấm dứt
nhưng vẫn được một số người lạc hậu, mê tín truyền cho nhau.
2. Xem xét giấc mơ là một loại biểu hiện có trở ngại bên trong
hoặc thể xác có bệnh tật
Ở Ấn Độ, hơn 2000 năm về trước đã thịnh hành loại nhận định này.
Trong một bộ sách thuốc của Ấn Độ cổ đại có chép:
“Nếu một người nằm mơ bị con cá to nuốt hay bị núi đè thì trong cơ thể
của anh ta có một cơ quan nào đó đang bị bệnh”.
Cách nhìn này ít nhiều đã mang nhân tố tư tưởng duy vật bởi đã thừa
nhận các giấc mơ có quan hệ với tình trạng của một số cơ quan trong cơ thể
con người.