minh một giả thuyết mà Loewi đưa ra trước đây 17 năm.
Loewi bật dậy khỏi giường, chạy đến phòng thí nghiệm, giết 2 con ếch,
lấy ra 2 quả tim, đem ngâm vào nước muối sinh lý, trong đó có một quả tim
còn giữ lại dây thần kinh số 10 (dây thần kinh nhớ mang máng), quả thứ
hai không có dây thần kinh số 10.
Ông đã dùng điện cực kích thích dây thần kinh số 10 của quả tim thứ
nhất khiến quả tim đập chầm chậm. Sau đó mấy phút, đem dung dịch ngâm
quả tim thứ nhất này đổ chuyển vào dụng cụ đang chứa quả tim thứ hai.
Sau ít phút, quả tim thứ hai cũng bắt đầu đập. Thực nghiệm này đã
chứng minh, thần kinh không trực tiếp mà thông qua việc phóng thích ra
một số chất hóa học để tác động đến cơ.
Dây thần kinh số 10 của quả tim thứ nhất khi bị dòng điện kích thích đã
sản sinh ra một chất gì đó, chúng hòa tan trong nước muối và tác động lên
quả tim thứ hai. Lý luận về sự truyền dẫn xung động thần kinh đã được
phát hiện, là khởi đầu cho một lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mới. Nhờ
phát hiện này mà Loewi nhận được giải thưởng Nobel về sinh lý y học năm
1936.
5. Xem mơ là sản phẩm của tác dụng tinh thần
Nhà triết học cổ đại Hy Lạp Platon nói: “Mơ là sản phẩm của một loại
tình cảm”.
Học trò của Platon là Aristotle đã xem mơ là một loại tác dụng tinh thần.
Nhưng khác với Platon, Aristotle cho rằng: “Mơ là quá trình hoạt động tiếp
tục của tư tưởng trong trạng thái nằm ngủ”. Quan điểm này của Aristotle
thể hiện nhận thức hàm súc về mơ, đã nâng quy kết đơn thuần “tình cảm”
của Platon thêm sâu sắc.
Thời cận đại có một số nhà tư tưởng, nhà văn tiếp tục xem những giấc
mơ là ảnh hưởng của tình cảm. Giấc mơ báo điềm không vui được họ cho
là kết quả của sự ưu tư.
Nhà triết học người Phổ (nước Đức ngày nay) Friedrich Nietzsche nói: