giúp đỡ vợ con, chàng đã sống trong mặc cảm của sự vô dụng. Nhờ làm
việc cho sở Mỹ trước năm 1975, Mỹ Ngọc đã được chính phủ Mỹ bảo lãnh
sang đất nước tự do bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, nàng đã phải tự lập kiếm
sống và nuôi dạy hai đứa con gái bằng những nghề nghiệp tay chân và văn
phòng khác nhau như: bán lẻ, giữ trẻ, thư ký cho bác sĩ, và kiểm soát vé
cho rạp hát trong suốt thời gian dài ở Hoa Thịnh Đốn. Hai đứa con gái của
chàng, vốn sống xa chàng từ khi còn bé, đã nhìn chàng với vẻ tôn kính
người lớn tuổi hơn là tình cảm cha con mật thiết và gắn bó. Phút gặp lại
trong bốn chiếc ghế sô pha của ngày hôm ấy đã làm cho chàng hiểu rằng
giữa chúng và chàng là một khoảng cách xa lạ, rằng chúng đã quen thuộc
với sự thiếu tình phụ tử và những giấc mơ của chàng về chuyện đọc sách,
dạo vườn Tao Đàn, đi chơi sở thú hay xem xi nê với chúng chỉ là những
mộng tưởng.
- Tôi lấy làm lạ sao anh mãi trầm ngâm với u buồn trong khung cảnh đẹp
đẽ và ngăn nắp như thế này. Davis nói.
Phớt ánh nhìn qua những cánh hoa trên bàn, trên tường và trên cầu thang,
Phát trả lời bằng giọng u sầu:
- Những chiếc hoa nhân tạo chỉ để làm vui cho mắt người bằng những sắc
màu giả tạo thôi mà.
- Vậy thì tìm cái gì đó gần gũi hơn để tìm chút thú vị hơn đi! Căn phòng mà
anh thường ở chẳng hạn.
Davis nói xong luẩn quẩn nơi cầu thang chờ Phát đưa lối. Ngạc nhiên khi
thấy Phát bước xuống hầm nhà, anh ta lại hỏi:
- Có phải tôi vừa nói với anh là đến phòng anh không?
Phát bình thản trả lời trong lúc tiếp tục bước:
- Thì tôi đang làm theo lời yêu cầu đây.
- Nhưng hình như anh đang đi xuống ngục tối của nhà tù chứ có phải là đến
phòng của anh đâu. Phòng gì mà lạnh lẽo đến khủng khiếp thế này! Davis
than trong khi anh lò dò theo Phát vào trong phòng hầm ẩm thấp, nơi có vài
luồng ánh sáng nhạt nhẽo được xuyên qua những khung kính nhỏ của cửa
sổ từ ngọn đèn đường.
- Đúng là vậy. Nó là ngục thất cô độc nhưng thực sự là chỗ ở của tôi trước