nay là ngày cuối cùng của cuộc đời, tôi có làm những điều tôi đang làm
không?’ Nếu câu trả lời là không trong nhiều ngày, tôi biết mình phải thay
đổi... Và sự thật từ trước đến giờ tôi chưa hề hối hận về những gì mình đã
làm”. Câu nói nổi tiếng mà Steve Jobs để lại cho hậu thế là: “Nếu hôm nay
là ngày cuối cùng của cuộc đời bạn, bạn có tiếp tục những điều bạn từng
làm không?” Và trong toàn bộ chương này của quyển sách, có một câu hỏi
cũng dành cho bạn: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời mình,
bạn có tiếp tục xây dựng công ty như bạn đang bắt đầu xây dựng không?”
Nếu câu trả lời là có, thì bạn nên bắt đầu; nếu câu trả lời là không, thì bạn
cần phải xem lại.
Bây giờ có một câu hỏi còn hóc búa hơn nữa: “Bạn sẽ phải ‘kết thúc’ công
ty mình đã xây dựng như thế nào? Khi bạn không còn làm ở công ty mình
xây dựng nữa thì sẽ như thế nào?”
Nếu bạn không thể trả lời cho câu hỏi này thì có một câu nói rất hay cũng
của Steve Jobs tặng bạn, đó là: “Hãy cứ khao khát, hãy cứ dại khờ”, hay
nói theo kiểu của Richard Branson là: “Mặc kệ nó! Làm tới đi!” Hãy làm đi
rồi cuối cùng sẽ có đường đi. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm hiểu giải pháp
cuối cùng về “chiến lược thoát khỏi công ty” thì sau đây có thể là câu trả
lời.
Có ba chiến lược thoát công ty được áp dụng bởi hầu hết những doanh nhân
thành công mà bạn cũng có thể áp dụng cho chính mình. Nói cách khác, ba
cách thoát công ty phổ biến sau đây sẽ cho bạn biết bức tranh cuối cùng mà
bạn sẽ phải thực hiện khi doanh nghiệp hoàn tất.
Bạn muốn có một khoản tiền kha khá và đều đặn sau khi rời khỏi “thương
trường”? Bạn muốn cùng với tổ chức/cá nhân khác xây dựng công ty hùng
mạnh hơn? Tất cả đều phụ thuộc vào cách thoát công ty của bạn.
Nếu bạn muốn xây dựng công ty ngày càng phát triển và bạn là một phần
trong đó, thì bán một phần công ty là chiến lược dành cho bạn.
Nếu bạn muốn “kết thúc” những mệt mỏi khi điều hành một doanh nghiệp
thì thoát công ty bằng cách thông báo phá sản là chiến lược dành cho bạn.