KHỞI NGHIỆP THÔNG MINH - SMART UP - Trang 81

Điểm lưu ý trong chiến lược “thoát công ty” này là hãy phá sản một cách
khôn ngoan và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Hãy tìm hiểu kỹ những
vấn đề liên quan khi bạn quyết định… phá sản.

Ưu điểm:

Dễ dàng;

Không còn phải bận tâm về bất kỳ điều gì liên quan đến công ty;

Dành thời gian cho cuộc sống cá nhân nhiều hơn.

Nhược điểm:

Bạn có muốn thành lập công ty chỉ để thanh lý hay không? Chắc chắn là không. Vì

công ty giống như một đứa con tinh thần của bạn. Bạn dồn hết tất cả tâm huyết, thời

gian, sức lực để gây dựng nó. Chiến lược này chỉ khiến bạn mất đi khoảng thời gian và

sức lực quý báu mà thôi;

Bạn không còn được sự tin tưởng của cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên.

Sau này, khi bạn thành lập một doanh nghiệp khác, họ sẽ e dè và có một sự ái ngại nhất

định khi làm việc với bạn.

Chiến lược thoát công ty thứ ba: Bán toàn bộ công ty

Thường thì công ty của bạn được bán cho một tổ chức/cá nhân nào đó bên
ngoài công ty. Tuy nhiên, cũng có khi người mua không đến từ bên ngoài.
Bạn cũng có thể bán doanh nghiệp của mình cho nhân viên hoặc người
quản lý hiện tại.

Có ba trạng thái trong chiến lược “thoát” này:

Thứ nhất: Công ty bạn đang “ăn nên làm ra” và trên thị thường có những
tổ chức/cá nhân đang có ý định mua lại toàn bộ công ty bạn. Bạn sẽ có hai
sự lựa chọn: một là giữ công ty lại và điều hành theo ý mình; hai là bán lại
công ty để tổ chức/cá nhân đó điều hành hoàn toàn và bạn có khoản tiền
tương xứng và thời gian để thành lập một doanh nghiệp khác với một lĩnh
vực/sản phẩm khác mà bạn yêu thích.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.