– Thứ hai: Nếu bạn cảm thấy đã “đủ”, đã đến lúc nghỉ ngơi, dành thời gian
cho bản thân và gia đình của mình, thì chiến lược thoát này là một chiến
lược đáng để bạn nghĩ tới. Khi bán toàn bộ công ty, bạn sẽ có một khoản
tiền và thời gian để làm những điều yêu thích thay vì mải mê “chinh chiến”.
– Thứ ba: Công ty bạn không phát triển theo ý muốn vì một số lý do đến từ
cách quản lý nguồn tài chính của bạn… Nhưng có những tổ chức/cá nhân
thấy được tiềm năng phát triển của công ty bạn. Họ sẽ đề xuất mua lại. Nếu
bạn muốn “đứa con tinh thần” của mình được “nuôi dưỡng” bởi một người
tốt hơn, nó vẫn sẽ tồn tại nhưng chỉ là thay đổi chủ, thì đây là chiến lược
“thoát công ty” mà bạn nên nghĩ tới vì nhân viên, khách hàng, cổ đông
cùng sáng lập của bạn… chứ đừng vì sự ích kỷ của bản thân mà đưa doanh
nghiệp của mình đi đến lụi tàn.
Điểm lưu ý đối với chiến lược thoát này là:
– Nếu bạn đang nắm quyền quyết định thì hãy tìm kiếm một tổ chức/cá
nhân có thể trả cho bạn cái giá cao nhất khi bán toàn bộ công ty và họ cam
kết sẽ đi đúng định hướng phát triển của bạn (nếu có thể).
– Nếu bạn ở trong “thế” cần phải bán, thì hãy gửi cho tổ chức/cá nhân mua
lại một bản mô tả chi tiết, hoàn chỉnh nhất về doanh nghiệp của bạn (sản
phẩm, khách hàng, nhà cung cấp, đặc điểm nhân viên, hệ thống vận
hành…) để họ thay bạn vận hành doanh nghiệp ngày càng phát triển. Hãy
nghĩ rằng: Doanh nghiệp của bạn vẫn còn tồn tại.
Ưu điểm:
Bạn sẽ có một khoản tiền từ việc bán công ty;
Bạn có thời gian rảnh rỗi nhiều hơn;
Doanh nghiệp – đứa con tinh thần của bạn vẫn tồn tại trên thị trường (nếu người mua
doanh nghiệp của bạn làm tốt).
Nhược điểm: