(6) Dự thảo luật Rowlatt được duyệt năm 1919, cho phép chính phủ bắt
giam những người bị vu khống gây loạn mà không cần đưa ra tòa duyệt.
(7) Satyagraha là một triết lý do Gandhi sáng tạo ra, trong đó Satya (truth,
sự thật) là đạo hay chân lý hàm ý lòng yêu thương. Lòng yêu thương phát
sinh ra sức mạnh (agraha, force). Satyagraha là sức mạnh được sinh ra bởi
lòng yêu thương, được thể hiện dựa trên nền tảng bất bạo động (ahimsa,
nonviolence)
(8) Asen hay còn gọi là thạch tín, một nguyên tố hóa học có ký hiệu là As
và số nguyên tử 33
(1) Phôi thai học là khoa học nghiên cứu sự phát sinh và phát triển cả bình
thường cũng như bất thường của một cá thể động vật
(2) Pháp điển Manu, hay còn gọi là Luật Manu, là bộ sách dùng làm nguồn
gốc chính cho các luân lý, luật lệ và phong tục của người theo Ấn độ giáo,
một cuốn sách gồm 2685 câu. Nó có niên hiệu từ thế kỷ thứ nhất sau công
nguyên. Phần lớn nó đề cập đến dharma, tức là các bổn phận của người dân.
Việc đúng hay sai được xác định bằng các tác phẩm này, bằng hành vi thiện
và lương tâm.
(1) Bhagavad Gita, còn gọi là Chí tôn ca là một văn bản cổ bằng tiếng Phạn
bao gồm 700 câu của bộ trường ca Mahabharata (Bhishma Parva chương 23
– 40). Những câu này, sử dụng dạng thơ mỗi câu có năm âm tiết Sanskrit
(chandas) với nhiều so sánh và ẩn dụ, mang nhiều tính thơ ca; và do đó tựa
đề, dịch ra là “Bài hát của Đấng Tối Cao” (hay”Chí Tôn ca”), của
Bhagavan dưới hình dạng của Krishna. Cuốn sách này được xem là linh
thiêng bởi đa số các truyền thống Hindu, và đặc biệt là những người theo
Krishna. Trong ngôn ngữ thông thường nó thường được gọi là Gita.
(1) Rabindranath Tagore (6/5/1861 – 7/8/1941) là một nhà thơ Bengal, triết
gia Bà La Môn và nhà dân tộc chủ nghĩa được trao Giải Nobel Văn học
năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel
(2) Gomennasai là câu nói trong tiếng Nhật có nghĩa là “Xin lỗi”
(1) Bhavnagar là một thành phố và là nơi đặt ủy ban đô thị (municipal
committee) của quận Bhavnagar thuộc bang Gujarat, Ấn Độ.