Đạn xuyên thủng thân máy bay, kính chắn gió của ghế điều khiển bay tán
loạn. Chiếc P51 xoay mòng mòng và rơi xuống.
Hai chiếc còn lại từ trên cao tấn công xuống như thế gọng kìm. Tao
nâng đầu máy bay, hướng về một chiếc. Địch nã đạn xối xả nhưng tao đã
thấy trục đường, đạn đánh dấu bay lệch hết lên trên. Địch có cảm giác như
tao sắp đâm vào nên né sang phải. Đó là hành vi tự sát! Tao bắn tất cả số
đạn mà mình có. Bùm! Chiếc P51 bốc khói đen nghi ngút, rơi xuống núi.
Chiếc còn lại đã vội bay trốn ra xa.
Đó là trận bắn P51 duy nhất của tao, cũng không có gì đáng tự kiêu.
Đối phương đã phạm sai lầm khi khiêu chiến tay đôi với Reisen ở tầm thấp,
kỹ thuật lại vụng về. Nếu là thằng có kỹ thuật lại ở tầm cao thì chắc hẳn
không có chuyện đó đâu.
Sau chiến tranh, tao biết chuyên Akamatsu Sadaaki nổi danh từng đơn
độc khiêu chiến đội hình khổng lồ 75 chiếc P51, bắn rơi một chiếc và trở
về. Hắn là kẻ khoe khoang hiếm thấy nhưng lúc ấy có nhiều người chứng
kiến, hơn nữa cũng phải nói rằng tài không chiến của hắn là thứ thiệt. Sống
sót từ sau chiến tranh Trung Nhật thì hẳn cũng không phải tay vừa.
Tuy nhiên, tao chưa từng nghĩ mình không đấu lại P51. Nếu một chọi
một thì tao tự tin rằng sẽ không thua, vì chiến thuật của bọn chúng là bắn
và thoát nên nếu tránh được cú đầu tiên thì chúng không phải đối thủ đáng
sợ đến thế. Chỉ là, các phi công trẻ non nớt thì khó mà tránh được màn tấn
công của P51.
Từ sau mùa xuân năm 1945, các thành phố trọng yếu của Nhật Bản
như Tokyo, Osaka, Nagoya, Fukushima bị đốt cháy thành bình địa bởi các
cuộc ném bom rải thảm. Tin tức đó truyền đến cả Kanoya. Sự thật rằng phe
ta dù chiến đấu thế nào cũng không thể thắng đã rõ như ban ngày. Các công
xưởng quân giới hầu như đều bị phá hủy, có tiếp tục chiến đấu nữa cũng vô
ích.
Vào tháng Năm, Đức quốc xã đầu hàng. Kẻ chiến đấu với Thế giới giờ
chỉ còn lại Nhật Bản. Khoảng thời gian ấy, căn cứ không quân Nam
Kyushu chịu đòn hủy diệt với những trận không kích của quân đội Mỹ từ