nghèo lên thành phố, làm nhân công rẻ cho các xưởng máy xuất
khẩu hàng rẻ là giải pháp hợp lý.
Bài toán của Việt Nam
Các yếu tố này khác hẳn ở Việt Nam. Công nghệ cổ điển của
chúng ta không có lợi thế cạnh tranh, nhưng nông nghiệp của chúng
ta không yếu kém đến độ phải đẩy dân về thành phố làm nhân
công và sinh sống trong các khu ổ chuột. Trên hết, bài toán gia
công sản xuất hàng rẻ để xuất khẩu cần suy tính lại vì hiệu quả
đầu tư, vấn đề nhập siêu nguyên liệu và ô nhiễm môi trường.
Thêm vào đó, đội ngũ quản lý kinh tế vĩ mô hay doanh nghiệp
nhà nước đều kém kỹ năng vì nền giáo dục từ chương tụt hậu; cũng
như không đủ kinh nghiệm để sáng tạo hay đột phá. Hai yếu tố căn
bản cho sự thành công trong kinh doanh đều hụt hẫng trong bối
cảnh này.
Trong khi đó, ở lĩnh vực tư nhân, các doanh nhân chạy theo mô
hình phát triển của Âu Mỹ, lấy bất động sản, đòn bẩy nợ và dịch vụ
tài chính làm trọng tâm để phát triển kinh doanh. Nếu Âu Mỹ với
một nền kinh tế mạnh mẽ và lâu đời còn bị long đong với các bong
bóng tài sản, thổi giá từ nợ nần và thủ thuật tài chính, thì doanh
nghiệp Việt Nam bị sập bẫy là chuyện ai cũng đoán được. Đó là cái giá
của học phí.
Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng cơ hội đột phá của nền kinh tế Việt
Nam và các doanh nghiệp tư nhân vẫn tiềm tàng và chứa nhiều hứa
hẹn.
Cơ hội đột phá