3. Sức khỏe để đối phó với áp lực và thời gian công sức
đòi hỏi
Những áp lực và kỳ vọng từ gia đình, đối tác, cổ đông, nhà tài trợ,
nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, chính phủ và ngay cả trong xã
hội luôn đè nặng trên vai doanh nhân. Nếu không có một thân thể
khỏe mạnh để giữ tinh thần sáng suốt, bình tĩnh thì không thể hoàn
tất công việc quản trị. Ngoài áp lực, sức khỏe là một yếu tố mấu
chốt vì thiên tài đầy tham vọng mà không chịu đổ mồ hôi thì cũng
chỉ là một người thất bại, khó tạo dựng được cơ sở bền vững. Tôi
chưa thấy một doanh nhân thành công nào chỉ làm 40 giờ đồng
hồ trong tuần. Công thức áp dụng cho họ là 24/7, vì một doanh
nhân ngủ cũng mơ thấy công việc làm ăn.
4. Liều lĩnh, dám làm, dám chấp nhận rủi ro
Chỉ cần một sai lầm nhỏ thì đã có thể giết chết một đại công ty
như Arthur Anderson, Lehman Brothers hay suy yếu quằn quại
như BP. Tỷ lệ rủi ro trong kinh doanh quá cao. Nếu một người giỏi
về toán và thống kê thì họ sẽ không làm doanh nhân. Tôi nói đùa
doanh nhân là những người… dốt toán nhất, và sự ngu dốt này chỉ
vượt qua được với tính lạc quan phi lý, lối xử lý liều lĩnh, ngang
ngược. Chỉ cần nghĩ đến hình ảnh khi làm ăn thất bại, rất có thể
sẽ mất tất cả từ gia đình, bạn bè đến tài sản, tiếng tăm… là
nhiều người bình thường phải chùn chân.
5. Kinh nghiệm, quan hệ, kiến thức
Nếu chưa có những yếu tố này thì bạn phải lo tạo dựng thật
đầy đủ trước khi ra trận mạc. Kiến thức có thể nhanh chóng tích lũy
nếu chịu khó bỏ ra hai tháng đọc các bài viết về ngành nghề
mình chọn (Google và Internet là một nguồn thông tin không thể
thiếu). Sau đó, bạn phải tạo dựng những quan hệ với bất cứ cá nhân