Ngày đầu ở BMT, tôi được mời đi thăm dự án “Cụm ngành cà
phê” của Trung Nguyên ở E-Tun. Một dự án đem công nghệ mới từ
Israel và vài hợp tác quốc tế để gia tăng năng suất cho nông dân.
Anh Vũ đã đề xướng và phát động hơn 10 năm nhưng kết quả vẫn
còn lừng chừng. Văn hóa cà phê mà anh đang theo đuổi qua bảo tàng
cà phê, làng cà phê và các hoạt động khắp nơi của Trung Nguyên đã
khiến tên tuổi anh đồng nghĩa với thủ phủ cà phê này. Đây là một
góc cạnh mới mà tôi mới biết, một Đặng Lê Nguyên Vũ kiên trì,
nhẫn nhục với mục tiêu của mình. Một người bạn khác cho biết là
bạn học cũ ở trường Y với Vũ. Vậy Vũ còn là một bác sĩ đã bỏ nghề 15
năm trước để dấn thân vào kinh doanh. Anh khởi nghiệp khiêm tốn
với nghề bỏ mối cà phê và phát triển xây dựng đế chế Trung
Nguyên hàng đầu ngày nay. Rất đáng phục.
Vườn ươm giống macadamia
Tôi nói về những loại cây trái đặc thù trên thị trường thế giới mà
nông dân Việt có thể trồng với số lượng nhỏ nhưng sẽ đem một lợi
tức đáng kể, thay vì bầy đàn theo cà phê hay cao su. Tôi đơn cử một
thí dụ về quả macadamia trồng ở Hawaii và Úc với giá trị kinh tế
gấp 10 lần đậu phộng. Các bạn trẻ liền liên hệ để tôi thăm quan
một cơ sở ươm giống của anh Tùng và gia đình. Gọi đơn giản là Mắc
Ca, anh Tùng và giáo sư Hoàng Hòe đã được cơ quan nông nghiệp Úc
hỗ trợ để giới thiệu việc trồng Mắc Ca tại Tây Nguyên. Sau 5 năm,
cơ sở đã thành công ươm 26 loại cây giống để bán cho nông dân và
hy vọng trong 5 năm tới sẽ có hơn 3.000 hecta canh tác Mắc Ca.
Cùng với mô hình công nghệ mới do Trung Nguyên đề xướng, và
những sáng tạo về sản phẩm, cũng như cách tiếp cận thị trường qua
thương hiệu và giao dịch sàn, đây là hướng đi của chương trình “đem
văn minh về cho nông thôn” như tôi vẫn kêu gọi (thay vì đem dân