ở
các quốc gia Đông Á. Một thói quen thông dụng khi có tiền, có
danh hay có quyền là thích khoe khoang, hay nói lịch sự hơn là thích
biểu hiện, những gì mình vừa chiếm hữu, dù hợp pháp hay không.
Thực tình, đây là một hành xử rất quen thuộc với mọi đẳng cấp
thượng lưu trên thế giới. Vì ai có tham vọng và may mắn để sở hữu
những chiến lợi phẩm đều có mong ước là mọi người phải chiêm
ngưỡng và ghen tị với họ. Sự kiêu căng do lòng tự ái cao độ là căn bản
của văn hóa sĩ diện nói trên.
Tuy nhiên, người phương Tây giỏi hơn trong việc đè nén sự phô
trương quá mức thường thấy ở các đại gia châu Á, nhất là ở những
nhân vật mới giàu của các xã hội mới nổi như Trung Quốc và Việt
Nam. Trong khi các triệu phú Âu Mỹ thích biểu hiện quyền danh và
của cải tại những câu lạc bộ rất riêng tư, kín đáo của tầng lớp giàu
và nổi tiếng, thì các đại phú gia của Việt Nam thích biến những hoạt
động cá nhân thành những sự kiện PR với sự tham dự đầy đủ của
mọi mạng truyền thông. Hào quang phải được phát tán đến đầu
đường xó chợ khắp xứ sở mới thỏa mãn được lòng tự kiêu, hay tiếng
kêu, vĩ đại của các con ếch trong trận mưa rào hiện nay.
Và đại đa số người dân thường tán thưởng các màn trình diễn
này. Những bài viết trên các báo về những nhân vật nổi tiếng và
thú ăn chơi của họ, cùng hình ảnh diễm kiều của các chân dài bao
quanh là những bài viết có nhiều độc giả hơn hẳn các mẩu tin về
chính trị, kinh tế hay xã hội. Dĩ nhiên ai mà không ham muốn
những tràng pháo tay nồng nhiệt đó?
Bối cảnh của hưởng thụ
Nhưng dù đồng cảm, tôi cũng vẫn có chút ngượng ngùng khi liên
hoan cùng các bạn thành đạt của tôi trong môi trường hiện tại. Chiếc