đã “cuốn theo chiều gió” vào quên lãng, kiểu các đại gia Việt Nam
thích “thể hiện tên tuổi” qua các cuộc đấu giá từ thiện.
Triết thuyết giữa cho và nhận
Qua hàng ngàn lịch sử, con người luôn bị giằng co bởi “cho và
nhận”. Kinh Thánh Cơ Đốc, triết lý và văn hóa Âu Mỹ luôn ca tụng
người cho. Triết thuyết Phật thì lấy đức từ bi làm căn nguyên, còn
Kinh Koran của Hồi giáo cấm chuyện thu lãi suất khi cho vay nợ.
Trong khi đó, lòng tham và nhu cầu sinh tồn bắt con người bình
thường phải tranh đấu để “nhận” càng nhiều càng tốt, không
những cho mình mà còn cho cả dòng họ con cháu. Câu nói “người
thắng cuộc là người có nhiều đồ chơi nhất khi chết” nghe như là
một lời khôi hài, nhưng chứa đựng một thực tại rất đúng với đại đa
số nhân loại.
Với tôi, lời của cha luôn nằm trong tâm trí: “Con muốn giúp
người nghèo thì đừng bao giờ làm một người nghèo.” Nếu mình
không nhận, không tích tụ, thì lấy gì để cho. Muốn giúp người dốt
nát, phải thu nhận kiến thức; để giúp người đau yếu, bản thân mình
phải mạnh khỏe. Ngay cả khi “cho” là mục tiêu số một của đời sống,
mình vẫn phải đối diện với nhiều mâu thuẫn nội tại; vì ai cũng hiểu
rằng, khi lao vào thương trường, doanh nhân gần như phải làm việc
24 tiếng mỗi ngày (khi ngủ cũng mơ đến công việc) và phải vượt
qua bao áp lực, từ tài chính, sản phẩm, nhân viên bên trong, đến
khách hàng, đối thủ, thay đổi bên ngoài. Thì giờ và công sức nào còn
lại để “cho”?
Phong cách và mục tiêu khi cho