Một là phong cách làm việc của ban quản trị chậm chạp, hình thức
kiểu quan lại vì nằm dưới quỹ đạo của News Corp. Hai là đội ngũ IT
không thường xuyên cải tiến sản phẩm, liên tục gây vướng mắc kỹ
thuật cho khách hàng. Khi gặp đối thủ nhanh hơn, sáng tạo hơn, nhỏ
hơn… MySpace đã không thể cạnh tranh, mà trở thành một viên gạch
lót đường cho Facebook và các mạng xã hội khác như YouTube.
Càng lên cao càng ngã đau
Các ngân hàng đầu tư như Morgan Stanley hay Goldman Sachs
thường kiếm tiền vô khối cho mình và khách hàng thân thích từ
dịch vụ IPO. Đây là một hình thức ban phát ân huệ của các ngân hàng
vì giá IPO thường được hạ thấp để sau khi IPO, giá cổ phiếu sẽ tăng
vọt tạo ấn tượng cho công ty, ngân hàng bảo lãnh IPO và thị trường.
Tuy nhiên, IPO của Facebook lại gặp nhiều vấn đề ngoài dự
đoán. Vì lòng tham, Morgan Stanley đã ra giá cao lợi dụng thời điểm
tốt của thị trường và những chiêu PR quá tốt cho Facebook khắp
thế giới. Được rao truyền là sắp vượt mặt các đàn anh như Google,
Apple…, giá Facebook tại IPO ngày 18 tháng Năm là 38 đô la. Chỉ sau
20 ngày (7/6/2012), Facebook chỉ còn thị giá 26 đô la. Các nhà đầu
tư lỗ 31%. Mỗi tuần, Morgan Stanley, Nasdaq, Facebook,
Zuckerberg… và bất cứ ai liên quan đến vụ IPO của Facebook đều
nhận hơn ngàn đơn kiện từ khắp nơi.
Từ góc nhìn của tôi, Facebook là một biểu hiện rất trung thực của
nền kinh tế thị trường. Sự thành công của Facebook là một mô hình
kinh doanh sáng tạo, nắm bắt nhu cầu thị trường nhanh chóng và
luôn cải tiến để thỏa mãn khách hàng, xây dựng một thương hiệu
đẳng cấp. Nhưng nền kinh tế thị trường cũng đẩy ra những cạnh
tranh khốc liệt liên tục, từ các đối thủ cũ như Google + đến những