Bạn không phải là một tấm vé số
107
trong phòng thí nghiệm, những bộ óc vĩ đại nhất của
thời kỳ Phục hưng đều xem cái chết là một thứ mà
con người có thể đánh bại. (Một số người kháng cự
đã thiệt mạng: một người tên Bacon bị viêm phổi và
chết năm 1626 khi làm thí nghiệm để xem liệu anh
ta có thể kéo dài tuổi thọ một con gà bằng cách làm
đông đá nó trong tuyết hay không.)
Chúng ta chưa tìm ra được bí mật của cuộc sống,
nhưng nhà bảo hiểm và nhà thống kê trong thế kỷ 19
đã thành công khi phát hiện ra bí mật của cái chết
và điều đó vẫn chi phối cách nghĩ của chúng ta ngày
nay: họ phát hiện ra cách làm giảm cái chết theo xác
suất toán học. “Bảng tính cuộc đời” cho chúng ta biết
về khả năng chết đi ở một năm bất kỳ, một điều mà
những thế hệ trước không biết. Tuy nhiên, để có một
hợp đồng bảo hiểm tốt hơn, có vẻ như chúng ta đã
bỏ cuộc trong việc tìm kiếm bí mật của sự “trường
thọ”. Những kiến thức có tính hệ thống về phạm vi
kéo dài tuổi thọ của con người hiện tại khiến cho con
số phạm vi đó có vẻ tự nhiên. Ngày nay, xã hội của
chúng ta thấm nhuần một ý tưởng song đôi rằng cái
chết là không thể tránh khỏi và ngẫu nhiên.
Trong khi đó, những thái độ mang tính xác suất đã
định hình nên những quy trình sinh học. Năm 1928,
nhà khoa học người Scotland Alexander Fleming
phát hiện một loài nấm kháng khuẩn bí ẩn đã sinh