Nghịch lý của nhà sáng lập
259
New York Times, “không có một tranh cãi nào từ thẩm
phán cho đến bồi thẩm đoàn”. Khi Hughes được trao
giải Huy chương vàng Quốc hội Mỹ năm 1939 cho
những thành tựu ngành hàng không, ông thậm chí
còn không đến nhận giải. Vài năm sau đó Tổng thống
Truman tìm thấy nó ở Nhà Trắng và gửi bựu điện về
cho ông ta.
Thời điểm bắt đầu cho cái kết của Hughes là vào
năm 1946, khi ông bị tai nạn máy bay lần thứ ba và
nặng nhất của mình. Nếu lúc đó ông thiệt mạng,
Hughes sẽ được nhớ đến mãi mãi là một trong những
người Mỹ thành công và nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Nhưng ông đã sống sót - chật vật. Từ đó Hughes trở
nên ám ảnh và nghiện thuốc giảm đau, và tránh xa dư
luận để sống 30 năm cuối đời ẩn dật trong cô độc.
Hughes luôn hành động một chút điên khùng, vì cho
rằng sẽ chẳng ai sẽ phiền hà gì đến một người điên.
Nhưng khi những hành động điên rồ dẫn đến một
cuộc sống điên rồ, ông khiến người ta thương xót lẫn
sợ hãi.
Gần đây hơn, Bill Gates cho thấy sự thành công
tột độ sẽ thu hút sự tấn công chỉ trích như thế nào.
Ông là nguyên mẫu của một nhà sáng lập: ông đồng
thời là một ông già mảnh khảnh, lạ lùng, bỏ dở đại
học vừa là một người giàu nhất thế giới. Có phải Bill
cố tình chọn đeo cặp kính trí thức đó để xây dựng
một hình tượng đặc biệt? Hay là, với bản tính thông
minh, luôn nghiện máy tính, cặp kính trí thức đó đã
chọn ông? Rất khó biết. Nhưng sự thống trị của Bill
là không thể chối cãi: Microsoft Windows chiếm 90%
thị phần hệ điều hành trong năm 2000. Năm đó nhà
báo Peter Jennings đã có thể hỏi một câu “Ai là người
quan trọng hơn trên thế giới hiện nay: Bill Clinton
hay Bill Gates? Tôi không biết. Đó là một câu hỏi hay.”
Bộ Tư pháp Mỹ đã không tự giới hạn mình trong
những câu hỏi kiểu đó; họ mở luôn một cuộc điều
tra và kiện Microsoft về “hành vi phản cạnh tranh”.
Vào tháng 6-2000, một tòa án đã ra lệnh phải đóng
cửa Microsoft. Gates, đã rời chức CEO 6 tháng trước
đó, buộc phải dành phần lớn thời gian trả lời những
đe dọa về pháp lý thay vì sáng tạo công nghệ mới.