KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 145

chẳng thể ngăn cản nổi, bởi thế đồng ý để Gia Cát Lượng theo Lỗ Túc đi
Giang Đông, trao đổi về việc hợp tác chiến đấu. Hai mươi năm sau Gia Cát
Lượng có viết trong Xuất Sư Biểu: “Sau này ngẫm lại, nhận việc trước lúc
bại quân, phụng mệnh giữa lúc nguy nan”, chỉ rõ việc này.

Lời bình của Trần Văn
Phần
“cửu biến thiêntrong“binh pháp Tôn Tử”cỏ một đoạn viết: “Làm
tướng có 5 điều nguy hiểm, có thể nói gộp lại, vào chỗ chết có thể bị chém,
tìm chố sống có thể bị bắt, tức giận có thể phải hối, liêm khiết có thể phải
nhục, yêu dân có thể phiền toái. Phàm 5 điều ấy, làm tướng phải biết rõ, tai
nạn lúc dùng binh, thua quân mất tướng, đều ở bởi 5 điều nguy hiểm ấy,
chẳng thể không xem xét kỹ”.
Nếu báo thù mà quyết tâm liều chết, sách lược không thấy hết khó khăn tiến
thoái, sẽ dẫn đến hy sinh vô vị.
Nếu kẻ làm tướng quá tin ở viện trợ sẽ khó, thiếu quyết tâm của chính mình,
sẽ rất dễ bị bắt.
Nếu gặp địch giữa trận, nôn nóng quá mức, chưa xem xét kỹ lưỡng toàn cục
sẽ mắc phải âm mưu của kẻ địch.
Nếu quan tâm đến danh dự nhiều quá, sẽ không nhẫn tâm, cảm tình quá
mức, chẳng thể kiên trì với suy nghĩ lý tính, dễ rơi vào cạm bẫy của địch.
Nếu yêu mến trăm họ hoặc quân dân thái quá, sẽ chẳng thể phát huy chiến
đấu, ảnh hưởng đến hiệu suất tác chiến.
Năm điểm này đều là chứng bệnh mà các tướng lĩnh dễ mắc phải, cũng sẽ
tạo thành tai họa khi dùng binh, phàm là toàn quân tan rã, đại tướng gặp
nạn, đều bởi năm điểm này, chẳng thể không chú ý đặc biệt.
Quá cố chấp ắt sẽ dẫn đến chỗ mất tính đàn hồi, với việc chỉ huy đại cục, kẻ
trí dũng rất khó tránh những sai sót.
Nghiêm chỉnh mà nói, từ Phàn Thành rút quân đến Tương Dương đại bại,
Lưu Bị đã phạm không ít sai lầm về chỉ huy toàn cục, dẫn đến chỗ bị Tào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.