ngã dưới đất. Sau khi về trại, vết thương chuyển biến trầm trọng, ông ta
lệnh cho em trai là Tôn Quyền tiếp tục làm thủ lĩnh quân Giang Đông.
Trước lúc lâm chung, Tôn Sách có khích lệ Tôn Quyền rằng: “Gây dựng
nghiệp nhà ở Giang Đông, quyết định ở mấy trận đánh, tranh giành với
thiên hạ, khanh không bằng ta. Chiêu hiền đãi sĩ, dốc lòng lo mọi việc giữ
gìn được Giang Đông, ta không bằng khanh”.
Tối hôm ấy, do bệnh tình không qua khỏi mà từ trần, mới 26 tuổi, Tôn Sách
khi tạ thế, đã tích cực sửa sang Giang Đông, chỉ trong vòng mấy năm ngắn
ngủi, đã có được Cối Kê, Ngô Quận, Đan Dương, Dự Chương, Lư Giang,
Quảng Lăng, tất cả 6 quận bao quát suốt một dải từ Giang Tô đến Giang
Tây rộng lớn.
3. Hổ phụ lân nhi, sinh con phải như Tôn Trọng Mưu
Xuất phát bởi cơ sở mà cha anh để lại, tài năng chính trị của Tôn Quyền còn
cao hơn tài năng quân sự của Tôn Kiên. Hậu duệ của hai thần tượng quân
sự này ở chiến trường vẫn có phương bí truyền độc đáo của ông ta. Sau này,
Tôn Quyền với Tào Tháo đối trận ở Hợp Phì, Tào Tháo sau khi xem xét kỹ
bố cục bầy trận của Tôn Quyền, đã phải cảm khái mà than rằng: “Sinh con
phải như Tôn Trọng Mưu” (chỉ Tôn Quyền).
Giang Biểu truyện có chép: “Tôn Quyền lúc nhỏ, dáng cao, cằm vuông
mồm rộng, mắt sáng giống Tôn Kiên, có quý tướng. Tôn Sách khi sáng
nghiệp ở Giang Đông, Tôn Quyền mới 15 tuổi, đã có tiếng tăm ở huyện
Dương Tiêm, trông coi việc hiếu liêm, tiến cử hiền tài, làm Phụng Nghi
hiệu úy, vẫn thường ở bên Tôn Sách, Tôn Quyền cá tính khoan dung, sáng
suốt và có nghị lực, người bấy giờ gọi là “nhân ái mà quyết đoán”, lại thêm
khảng khải chẳng đếm xỉa tiền tài, biết chiêu hiền đãi sĩ, theo gót được cha
anh. Tôn Sách mỗi lần có việc trao đổi, Tôn Quyền đều đối đáp lưu loát,
đến cả Tôn Sách cũng cho là lạ, tự xem là không bằng”.