rất mau chóng họ Tôn trở thành một thế tộc hàng đầu ở Giang Đông. Ngoài
ra ông ta tiếp tục trọng dụng các cựu thần cũ như Trình Phổ, Hoàng Cái,
Hàn Đương, lại cân nhắc các danh sĩ Giang Đông như Chu Du, Trương
Chiêu, Trương Hoành, tạo thành một bộ máy hoàn chỉnh.
Khi Viên Thuật xưng đế, từng đề nghị Tôn Sách đến chi viện, song bị Tôn
Sách từ chối. Ông ta còn công khai gửi thông cáo cho những người đứng
đầu quận huyện ở Hoài Nam, chỉ trích Viên Thuật dám mạo muội xưng đế,
tạo ra tình hình người Hoài Nam thò ơ với Viên Thuật, mà Viên Thuật cũng
bởi thế tuyệt giao với Tôn Sách. Năm Kiến An thứ 3, Tôn Sách dâng biểu
bày tỏ trung thành với Hán Hiến đế ở Hứa Đô, cùng nhiều cống vật kèm
theo. Tào Tháo lấy thế làm mừng, còn đặc biệt tiến cử với triều đình bổ
nhiệm Tôn Sách làm Thảo nghịch tướng quân, phong làm Ngô Hầu. Lại
còn đặc biệt đem cháu gái của mình gả cho Tôn Khuông, em trai Tôn Sách,
hai bên thành ra quan hệ dâu gia với nhau.
Sau khi Viên Thuật bị diệt vong, Tôn Sách vẫn có quan hệ hữu hảo với Tào
Tháo, còn Tào Tháo muốn biến Tôn Sách thành người kìm chế Lưu Biểu ở
Kinh Châu. Không lâu, Tôn Sách bởi triệt để ngăn cản quân Kinh Châu từ
Hạ Khẩu xâm nhập vào Dương Châu, mặt khác cũng để đáp ứng yêu cầu
của Thái thú Quảng Lăng là Trần Đăng về việc thảo phạt tàn quân Nghiêm
Bạch Hổ, mới từ Hoài Nam dẫn quân khẩn cấp trở về Giang Đông. Năm
Kiến An thứ 5, vào mùa xuân, Tôn Sách ở Đan Đồ chỉnh đốn binh mã, chỉ
đợi tập trung đủ lương thảo, sẽ đồng thời thực hiện một hành động quân sự
đại quy mô là tây tiến và bắc chinh, kiến tạo “đại sự nghiệp” cho họ Tôn;
song chính vào lúc ấy lại phát sinh một tấn bi kịch chẳng ngờ đến.
Vốn trước đó Thái thú Ngô quận là Hứa Cống, bởi tranh giành quyền thống
trị địa phương với Tôn Sách, lại bị Tôn Sách giết, ba kẻ gia nhân của Hứa
Cống nguyện một lòng báo thù cho chủ.
Tôn Sách thích đi săn, thường một mình một ngựa, rong ruổi nơi thảo dã,
những kẻ hộ vệ luôn luôn đuổi theo không kịp. Gia nhân của Hứa Cống biết
Tôn Sách có thói quen như thế bèn mai phục ở trong rừng, để bắn lén Tôn
Sách. Do thiếu phòng bị, Tôn Sách bị trúng tên ở mặt song vẫn hăng hái
chém chết cả ba tên thích khách. Khi quân hộ vệ đến kịp, Tôn Sách đã bị