Quốc, Tôn Kiên vốn là người trung liệt, nên chẳng thể tư riêng, huống chi,
sau này cũng không thấy có ghi chép về việc người thừa kế chính quyền họ
Tôn có ngọc tỉ truyền quốc.
Không lâu liên minh chống Đổng Trác tan rã, Viên Thiệu và Viên Thuật hai
anh em đánh lẫn nhau. Viên Thuật đóng đồn ở Nam Dương, phối hợp với
Công Tôn Toản đánh Viên Thiệu, hình thành thế đối đầu. Viên Thuật lôi
kéo Thứ sử Kinh Châu Lưu Biểu, để chế ngự Viên Thuật. Đội quân Trường
Sa của Tôn Kiên, đại bộ phận là người nam Kinh Châu, bởi thế Viên Thuật
phái Tôn Kiên đến Kinh Châu, phân hoá và đánh phá lực lượng của Lưu
Biểu.
Quân Tôn Kiên ở Đặng Huyện và Phàn Thành, tiến đánh quân Hoàng Tổ
của Lưu Biểu, bao vây Tương Dương; Hoàng Tổ dẫn quân cảm tử trong
đêm đến cướp trại, lại bị Tôn Kiên đánh bại; Hoàng Tổ chạy đến Thạc Sơn,
Tôn Kiên tự mình dẫn quân đuổi theo, không ngờ ở chân núi Thạc Sơn
trúng phải mai phục của Lưu Biểu, chết tại trận giữa chốn tên bay và đá
nhảy mù mịt, mới 37 tuổi.
2. Tôn Sách: Alisanta đại đế của Trung Quốc
Alisanta quốc vương xứ Maxitu, sau khi phụ thân bị ám sát, lúc 20 tuổi đã
cố gắng thống nhất bộ tộc Maxitu, tiến đánh các xứ khác, thống nhất được
Hy Lạp, là một nhà quân sự thiên tài đáng nể, đã chinh phục được Ba Tư và
các nước Tiểu Á, cơ hồ đã chạm đến Ấn Độ, sáng lập ra một đại đế quốc
chưa từng có trong lịch sử nhân loại lúc bấy giờ, song mới 30 tuổi đã ngã
bệnh từ trần, vương triều Maxitu bởi thế mà tan rã.
Sau khi Tôn Kiên từ trần, hậu duệ của ông cũng xuất hiện một thiên tài
quân sự ít thấy trong lịch sử Trung Quốc, đấy là Tôn Sách, con cả của Tôn
Kiên. Năm 20 tuổi, anh ta mau chóng nắm toàn bộ quân đội của cha để lại,
xây dựng một lực lượng to lớn chưa từng thấv ở đông nam. So với Alisanta
đại đế, cái không may của anh ta là, khi mang quân ra ngoài bị ám hại mà