Thứ ba quân phương bắc đi đường dài qua núi cao sông sâu, thủy thổ không
hợp, tình hình quân sĩ bệnh tật nảy sinh nghiêm trọng. Hơn nữa từ mùa thu,
mùa đông trở đi, khí trời ngày một lạnh hơn, tuyến vận tải lương thực quân
Tào rất dài, vấn đề này càng thêm khó khăn. Tào Tháo muốn đánh nhanh,
đã bày ra hình thái quyết chiến ở Trường Giang. Quân Tào giỏi đánh trên
bộ, nay bỏ sở trường dùng sở đoản, lựa chọn một phương thức tác chiến
không quen thuộc, thể hiện sự bận tâm của họ, trạng thái tâm lý này với một
trận đánh lớn là rất bất lợi.
Trái lại Đông Ngô ở Giang Đông đã từng trải qua ba đời, quân giỏi lương
nhiều, thủy chiến vẫn là sở trường của họ. Bởi thế chỉ cần một đội quân tinh
nhuệ khoảng 5 vạn người nhất định sẽ đánh thắng được trận này.
Qua cuộc tranh cãi này chúng ta có thể thấy sự phong phú và chính xác của
tin tình báo mà Chu Du có được. Nói cách khác các quan viên của tướng
lĩnh ở Sài Tang đều không bằng ông; liên tục ở chiến trường, Gia Cát
Lượng vẫn chú trọng công việc tình báo cũng chẳng bằng được ông ta. Chu
Du có thiên tài vạch sách lược chiến đấu, có thể thấy rõ ở đấy.
7. Liên quân Tôn - Lưu, trận tuyến bầy sẵn.
Tôn Quyền nghe vậy rất đỗi vui mừng, lập tức lớn tiếng tuyên bố rằng, lão
tặc sớm đã dự tính cướp ngôi hoàng đế, chỉ sọViên Thiệu, Viên Thuật, Lã
Bố, Lưu Biểu và ta phản đối, nay mấy vị anh hùng kia đều chết cả, chỉ còn
lại mình ta, ta thề không chung trời với lão tặc.
Nói rồi bèn tuốt kiếm ra, chém mặt bàn thành hai nửa nghiêm mặt nói rằng:
“Ai còn nói đến đầu hàng Tào Tháo, sẽ như cái bàn này!”
Sau quyết định dứt khoát của Tôn Quyển, các quan viên và tướng lĩnh cùng
thề tuân theo quyết sách của chủ tướng, trên dưới đồng lòng tích cực chuẩn
bị việc chiến sự chống lại Tào Tháo.
Tiếp đó Tôn Quyền chỉ thị cho Trương Chiêu, Lỗ Túc, Chu Du cùng họp
bàn với Gia Cát Lượng về việc hợp tác hai họ Tôn - Lưu.