Hoàng Cân khởi nghĩa, Hoàng Phủ Tung đang trấn thủ khu Tư Lệ, đã lấy
hoả công đánh vào đội quân của “Thiên công tướng quân” Trương Giác gấp
10 lần mình. Khi đại chiên ở Quan Độ, Tào Tháo lấy hoả công thiêu hủy
quân lương của họ Viên ở Ô Sào, làm tan rã tinh thần quân họ Viên, làm
thay đổi thế lực quân Tào lúc đầu vốn non yếu. Lại nói gần đây, trước lúc
Lưu Bị rút về Kinh Châu dựa vào Lưu Biểu ở gò Bác Vọng đã dùng hoả
công đánh bại quân chinh phạt của Hạ Hầu Đôn. Sau này Lục Tốn của
Đông Ngô trong trận Tỉ Quy, đã đánh bại Lưu Bị mang quân Thục Hán
đông chinh báo thù cho Quan Vũ, cũng là dùng hoả công một cách hữu
hiệu.
Tôn Tử trong “Thiên hoả công” có viết: “Phát hoả phải chọn thời điểm,
ngày phát hoả phải là ngày không khí khô ráo, là ngày gió lớn”.
Nói cách khác, hoả công và thiên thời có quan hệ cực kỳ mật thiết. Nhà
binh pháp thiên tài của Nhật Bản là Sơn Lộc Tô Hành, khi chú thích sách
Tôn Tử có viết: “Việc này phải dựa vào thiên thời mà luận dùng. Nói là hoả
chiến, thực ra là lấy thiên thời làm đầu. Hoả phải dựa vào thiên thời, tức là
tuy nói hoả công, thực ra là nói thiên thời vậy”.
2. Vạn sự có đủ, chỉ thiếu gió Đông.
Đối diện với khí thế của quân Tào đang thừa thắng xốc tới, có ưu thế tuyệt
đối về binh lực và chiến thuyền, con chủ bài quyết thắng dấu kín trong bụng
Chu Du chính là hoả công.
Song vấn đề trọng yếu của hoả công chính là thiên thời, đặc biệt là hướng
gió và sức gió. Trên mặt nước Trường Giang thường thấy gió thổi mây bay,
sức gió cũng không có vấn đề. Song đêm hôm trước trận đánh Xích Bích,
đã tiếp cận thượng tuần tháng 11, địa khu Hoa Trung sớm vào mùa đông,
khí lạnh tràn xuống theo hướng tây bắc, cho nên chỉ có gió tây bắc thổi
mạnh, đội thuyền rất lớn của Tào Tháo từ đầu nguồn Trường Giang mà xuôi
giòng, chiếm thế thượng phong, mà đội thuyền của Đông Ngô lại ở cuối gió