gian Lưu Bị vào đất Thục, Tôn Quyền mang Tôn phu nhân về đất Ngô, còn
chuẩn bị mang theo A Đẩu là con trưởng của Lưu Bị, may mà Triệu Vân,
Trương Phi chặn đường thủy, cứu được A Đẩu. Song quan hệ liên minh Tôn
- Lưu đến đây cơ hồ như chấm dứt.
Bởi ổn định việc điểu hành ở nam Kinh Châu, Lưu Bị bổ nhiệm Gia Cát
Lượng là Trung lang tướng, đốc lý các quận Linh Lăng, Quế Dương,
Trường Sa. Gia Cát Lượng chỉ huy ở trung tâm, đặt đại bản doanh ở Lâm
Trưng (nay thuộc tỉnh Hồ Nam), Lâm Trưng ở giữa ba quận, thuận tiện giao
thông qua lại. Vai diễn của Gia Cát Lượng lúc ấy, cũng giống như Tiêu Hà
thời kỳ ở Hán Trung và Quan Trung, chủ yếu ở việc lo liệu tích trữ lương
thảo, đáp ứng nhu cầu của Lưu Bị.
Ở phía nam bốn quận này, có một số dân tộc thiểu số sinh sống, ghi chép
của quan phủ thường gọi là Man tộc. Từ thời Tần Hán trở lại, triều đình đặt
quận huyện thống trị ở đó; bởi “trời thì cao mà hoàng đế thì xa”, các quan
lại ở đây đã bóc lột dân lành một cách tàn khốc thậm chí còn tàn sát hàng
loạt khi họ chống lại. Thù hận chất chồng, những dân tộc thiểu số này
thường đứng lên đấu tranh vũ trang, tạo thành sự bất bình.
Các quan lại hành chính cũ thường nói đến pháp trị, nghiêm khắc trừng trị
bạo loạn, song nhìn chung vẫn loạn lạc triền miên, chỉ trấn áp được nhất
thời mà không thể chữa được gốc bệnh. Gia Cát Lượng sau khi tiếp quản ba
quận phía nam đã thay đổi tác phong; “Tam quốc chí” có chép, ông ta lấy
thái độ khoan dung, dùng chính sách “phủ dụ” đối với “Man tộc”, làm cho
cục diện hỗn loạn mau chóng được bình ổn lại. Trong “Long Trung Sách”
có nhắc đến “Nam phủ di việt”, chính sách đó bưốc đầu được thực hiện cụ
thể ở đây.
Năm Kiến An thứ 15, Lưu Bị đã ổn định được chính quyền ở Công An,
song Chu Du đóng đồn ở Giang Lăng gần đó, không nghi ngờ gì là một áp
lực lớn đối với Lưu Bị; phát triển lên bắc thì chẳng thể được, về phía nam
hoặc tây thì đều vấp phải Chu Du; bởi thế muốn đến Giang Đông thương
lượng với Tôn Quyền, hy vọng sát nhập Giang Lăng vào vùng đất mà Lưu
Bị cai quản, đấy chính là sự kiện lịch sử gọi là “mượn Kinh Châu”.