Chẳng ngờ Trương Lỗ lại phái anh ta đến chi viện cho Lưu Chương, Gia
Cát Lượng bèn đề nghị Lưu Bị tạm thời dấu kín tin tức này, lại ngầm phái
một đội quân cho Mã Siêu chỉ huy, bảo anh ta xuất kỳ bất ý dùng quân mới
để khống chế lại quân Hán Trung tiếp viện, cùng hội quân với Lưu Bị ở
Thành Đô.
Quả nhiên đương khi Mã Siêu uy phong lẫm liệt dẫn đại quân đến phía tây
bắc Thành Đô, Lưu Chương vẫn cho là quân tiếp viện kéo đến, rất đỗi vui
mừng lập tức cho sứ giả mạo hiểm phá vòng vây đến liên hệ với Mã Siêu.
Ngờ đâu Mã Siêu chẳng những không phải là viện binh, lại là quân của Lưu
Bị, ngay lúc này nẩy sinh sự tác động tâm lý rất lớn, là một đòn đánh không
nhẹ cân với Lưu Chương. Quân dân trong thành nghe nói mãnh tướng
sốmột của Tây Lương là Mã Siêu đã theo về với Lưu Bị, đều hết sức hoang
mang, ý chí chiến đấu cơ hồ đã mất cả.
Lưu Bị đợi đến lúc ấy, lại phái lão thần Giản Ung giỏi ăn nói đến yết kiến
Lưu Chương, Lưu Chương thấy đại thế đã mất, định mở cửa thành đầu
hàng.
Đại thần Đổng Hòa khuyên rằng: “Thành Đô còn ba vạn tinh binh, lương
thực, ngựa xe đủ dùng một năm sao đã vội đầu hàng”. Trưởng lão Hoàng
Quyền, Lưu Ba cũng cho rằng dân tâm sĩ khí vẫn còn nên tận lực mà chiến
đấu.
Lưu Chương lại than rằng: “Hai cha con ta đã ở Ích Châu 20 năm, vẫn
không tăng thêm ân đức cho bách tính, hiện nay lại bắt quân dân Ích Châu
phải chinh chiến suốt ba năm, tin rằng họ đã rất khốn khổ, nếu cứ kéo dài
mãi như vậy, ta sao nỡ nhẫn tâm?”.
Các đại thần Ích Châu nghe vậy cũng không khỏi rơi lệ, Lưu Chương bèn
cùng Giản Ung ra ngoài thành, cùng ngồi một cỗ xe, đến hội kiến Lưu Bị.
Lưu Bị thấy Lưu Chương đến, lại nhớ chuyện cũ, Bàng Thống khi còn sống
đã có lời khuyên: “Nghịch mà thuận vậy, chiếm lấy là thuận với nghĩa lý”.
Ông ta nói: “Chẳng phải ta không nghĩ đến đạo nghĩa, việc xảy ra như thế,
thực là bất đắc dĩ vậy!”.
Gia Cát Lượng cũng khuyên Lưu Bị nên đưa Lưu Chương rời xa Ích Châu,
để triệt để cắt đứt mưu toan phản kháng của những đại thần cứng rắn, Lưu