trọng, bởi thế không gì bằng liên hợp với Trương Lỗ, cố thủ ở Ba Trung để
chống lại quân Tào Tháo tràn xuống phía nam. Lưu Bị lập tức lệnh cho
Hoàng Quyền làm hộ quân, dẫn quân lên phía bắc đón Trương Lỗ.
Không ngờ Hoàng Quyền mới đến Ba Trung (nay là Gia Lăng) Trương Lỗ
đã trở về Nam Trịnh, chính thức tuyên bố đầu hàng Tào Tháo.
Hoàng Quyền lập tức tấn công vào ba quận ấy, uy hiếp Thái thú Ba Đông là
Phác Hồ, Thái thú Ba Tây là Đỗ Hỗ và Thái thú Ba Quận là Nhiệm Ước,
thế là Ba Trung hoàn toàn bị Lưu Bị khống chế.
Lúc đó Tào Tháo cũng phái đại tướng Trương Tích xuất binh thu hồi ba
quận ấy, đến đóng đồn ở Nhan Cừ, Lưu Bị lệnh cho Trương Phi đang làm
Thái thú Ba Tây dẫn quân nghênh chiến, hai hên đối trận hơn 50 ngày.
Trương Phi dùng kế đánh bại được Trương Cát, Trương Cát rút quân về
Nam Trịnh. Diện mạo ba quận ở đấy tạm thời được ổn định, thực ra qui mô
chiến tranh lại càng lớn, đang ủ men ngấm ngầm. Quân Lưu Bị vừa mới
được nghỉ ngơi, lại không tránh khỏi bị cuốn vào cuộc tranh giành Hán
Trung với Tào Tháo ở phía bắc.
Lời bình của Trần Văn
Trong chiến dịch công thủ liên tục, không tránh khỏi va chạm với cường
địch khó khắc phục, lúc ấy chiến thuật khéo léo đến đâu, hoặc liều mạng
quyết đâu, đều rất khó có hiệu quả. Ngô Khởi tác giả cuốn Ngô tử binh
pháp cho rằng, như thế phải có binh lực rất lớn, hoặc mưu kế của thánh
nhân. Nói cách khác, khi đối diện với cường địch, chiến lược có tầm quan
trọng lớn hơn so với chiến thuật.
Trong cuốn Ngô Tử có chép: “Ngụy Vũ Hầu hỏi rằng: Có quân rất đông,
lại có võ dũng, hơn nữa địa hình rất có lợi, lưng dựa vào núi lớn, mặt nhìn
ra nơi hiểm trở, bên phải là núi, bên trái là sông, hào thì sâu, lũy thì cao,
lại có lắm nỏ cứng, công sự phòng ngự cẩn mật, trụ vững như núi, tiến như