KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 301

thế lực Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền thường giao tranh liên tục khó
phân địch ta, biến hoá khôn lường, khiến quan hệ hợp tác Tôn - Lưu đổ vỡ,
hai nước đả kích nhau nghiêm trọng. Đặc biệt là ở Kinh Châu luôn bị vây
hãm bởi Nguỵ Ngô tham lam, đối với chiến lược chia ba chân vạc của Gia
Cát Lượng, lấy đó làm bàn đạp bắc phạt Trung Nguyên khôi phục nhà Hán,
hiện tại đang bị những đòn chí mạng. Đối với diễn biến chiến tranh ở đấy,
nhiều cuốn sách đã mô tả cặn kẽ, xin không kể lại. Ở đấy với vị trí chiến
lược của Kinh Châu, chiến thuật được vận dụng vào mặt trận phức tạp này
có ảnh hưởng về sau, phân tích đầy đủ, để độc giả có thêm nhận thức và
hiểu rõ ảnh hưởng của cuộc chiến tranh này với sự nghiệp suốt đời của Gia
Cát Lượng.
Nếu như lấy bản đồ địa lý mà xem thế ba chân vạc Ngụy, Thục, Ngô, Kinh
Châu là vùng tiếp giáp với ba nước, bởi thế có vị trí chiến lược rất quan
trọng. Gia Cát Lượng trong Long Trung Sách đã phân tích:
Kinh Châu phía bắc dựa vào địa điểm của Hán Giang và Miện Thủy, phía
nam lại có nguồn của cải của Nam Hải, phía đông liền với nước Ngô, phía
tây thông với Ba Thục, là đất binh gia tranh giành vậy.
Nếu lấy các châu quận của nhà Hán mà nói, thì Kinh Châu lớn nhất, tổ chức
cũng phức tạp nhất. Ở đấy, xưa kia là lãnh địa của nước Sở, trong văn hoá
Trung Hoa, nước Sở có sắc thái riêng, có nhiều chỗ khác với Trung
Nguyên. Do địa hình rộng lớn, lại phức tạp, giao thông nội bộ không đủ
phương tiện, hình thành nên hình thể chính trị phân tán mang tính liên minh
truyền thống nước Sở. Các bộ lạc có tính độc lập cao, có văn hoá riêng.
Trong chiến tranh diệt Tần lập Hán, quân Sở có vai trò rất quan trọng, đến
như Hán Cao tổ Lưu Bang cũng xuất thân từ quân Sở. Hán Sở tranh hùng
nói xuyên suốt thực ra là Lưu Bang thuộc phái thứ hai kết hợp với các chư
hầu khác, cùng với Hạng Vũ thuộc chính phái tranh giành thiên hạ. Sau khi
vương triều nhà Hán thành lập, đối với tình hình nước Sở khá đau đầu, đã
cố gắng giữ nguyên trạng thái cũ, về hành chính đã thiết lập Kinh Châu, về
quản lý thì vẫn phân tán.
Phạm vi Kinh Châu rất lớn bao quát những vùng Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ
Nam, Giang Tây, Quý Châu và một phần Quảng Tây ngày nay. Nam bắc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.