KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 302

kéo dài mấy nghìn dặm, quản lý rất khó khăn, hình thể hành chính chia làm
hai phần nam và bắc.
Lưu Biểu từ quân “không hàng” trở thành Thứ sử Kinh Châu, danh nghĩa là
người đứng đầu quân chính ở Kinh Châu, thực ra quyền hành của ông ta chỉ
ở quanh vùng Tương Dương mà thôi.
Năm Kiến An thứ 13, Tào Tháo nhân lúc Lưu Biểu bệnh nặng, triển khai
xâm lấn, chiếm ba quận phía bắc Trường Giang là Nam Dương, Giang Hạ,
Nam Quận. Sau trận Xích Bích, Tào Tháo rút về phía bắc lấy Tương Dương
làm phòng tuyến mới; sau chiến dịch Giang Lăng toàn bộ Nam Quận đều về
tay Đông Ngô, Chu Du lập thành lũy tiền tiêu ở Giang Lăng; quận Giang
Hạ tuy phần lớn do quân Tào khống chế, nhưng vùng đông nam thì rơi vào
tay quân Đông Ngô.
Để tăng cường khống chế, Tào Tháo ngoài quận Nam Dương còn tăng
cường củng cố Tương Dương và Ngụy Hưng, thêm vào với hai quận cũ là
Giang Hạ và Nam Dương, thành ra bốn quận (về sau lại đặt thêm các quận
Nam Hương, Nghĩa Dương, Tân Thành, Thượng Dong thành ra tám quận).
Trong thòi kỳ đại chiến Xích Bích, Đông Ngô tuy đoạt được quyền không
chế một phần Nam Quận giáp với Trường Giang, nắm được vùng giữa Kinh
Châu, song Lưu Bị lại nhân cơ hội chiếm lĩnh bốn quận phía nam là Trường
Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Vũ Lăng và một phần quận Giang Hạ, chẳng
những cải tử hồi sinh cho sự nghiệp của mình, mà còn có đại bản doanh rất
quan trọng để sau này giành thiên hạ.

2. Chiến lược “mượn Kinh Châu” của Lỗ Túc.
Đối với việc Lưu Bị bỏ sức rất ít lại giành được rất nhiều, tâm trạng của
Tôn Quyền và Chu Du chất đầy những ghen ghét và bất mãn, song vận may
của Lưu Bị lại không dừng ở đấy.
Hai năm sau đại chiến Xích Bích, Tào Tháo vẫn không ngừng lấn xuống
phía nam gây sức ép quân sự, chiến tuyến Hợp Phì phía đông và Giang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.