xây dựng lại Kinh Châu, Tôn Quyền nghe lời cho nên quân tình hỗn loạn ở
Kinh Châu mau chóng được ổn định lại.
Lưu Bị đông chinh với số quân hơn 4 vạn người, Tôn Quyền nếu muốn cân
bằng được ắt phải động dụng nhiều quân đoàn, bởi các tướng lĩnh quân
đoàn đều là những tướng tài thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai, mà Lục Tốn
lại thuộc thế hệ thứ ba, tuy có tài cán, phải chăng dễ gì thu phục được lòng
người, khiến Tôn Quyền trong lòng do dự chẳng quyết đoán được.
Song Thái thú Nam Quận là Gia Cát Cẩn, lại cho rằng Lục Tốn là người
xứng đáng nhất, bèn hăng hái tiến cử với Tôn Quyền. Tôn Quyền đành trực
tiếp cho gọi Lục Tốn đến, hỏi han ý nguyện và chủ trương cá nhân.
Chẳng ngờ Lục Tốn ứng đối khảng khái rõ ràng, lại tức khắc đề ra kế hoạch
sắp xếp quân đoàn và tác chiến, cho thấy ông ta sớm đã chuẩn bị và suy
nghĩ nhiều ngày. Lục Tốn đề nghị sắp xếp một đạo quân hơn 5 vạn người,
vượt quá đội quân mà Chu Du đã thống lĩnh trong trận Xích Bích. Đội ngũ
bao gồm những danh tướng thế hệ thứ nhất và thứ hai Đông Ngô, có khí
phách lớn lao, khiến người ta phải kinh hãi. Tôn Quyền rất cao hứng phê
chuẩn kế hoạch mà ông ta đưa ra.
Tổng tư lệnh: Lục Tốn (kiêm Tham mưu trưởng)
Đội quân thứ 1: Chu Nhiên (danh tướng thế hệ thứ hai)
Đội quân thứ 2: Phan Chương
Đội quân thứ 3: Tống Khiêm
Đội quân thứ 4: Hàn Đương (danh tướng thế hệ thứ nhất)
Đội quân thứ 5: Từ Thịnh (danh tướng thế hệ thứ hai)
Quân dự bị: Tôn Hoàn (danh tướng thân tộc Tôn Quyền)
Qua cách sắp xếp này có thế thấy, bất luận về quân lực hay tác chiến, quân
phòng vệ Đông Ngô của Lục Tốn hiển nhiên có ưu thế hơn đạo quân đông
chinh của Lưu Bị.
6. Với Tào Ngụy xưng thần, dốc toàn lực chống Thục.
Chẳng qua, điều khiến Tôn Quyền lo lắng nhất, vẫn là Tào Ngụy ở phương
bắc, nếu như nhân cơ hội Ngô Thục đại chiến, Tào Phi sai một viên đại
tướng dẫn quân xuống phía nam, vấn đề sẽ khá nghiêm trọng. Bởi thế, sau
khi Gia Cát Cẩn hoà giải thất bại, Tôn Quyền vào tháng 8 năm đó liền sai