Lời bình của Trần Văn
Việc binh chẳng lành vậy, đã rằng nước tuy lớn, hiếu chiến ắt suy vong, đã
chỉ rõ trí tuệ cao nhất của các nhà binh pháp là ở chỗ biết dừng cuộc chiến,
thậm chí không giao chiến, nên Tôn Tử lấy không chiến đấu mà thắng được
người là chỗ tinh túy của kẻ thiện chiến vậy. Úy Lạo Tử, một nhà binh pháp
theo chủ nghĩa thực dụng nổi tiếng bởi câu nói “việc quan không gì bằng
việc nhân sự”, trong thiên “binh đàm”, đã đề cập cụ thể phép tắc cơ bản về
chiến tranh và dùng binh. Ông ta nói: “Khởi binh chẳng thể bởi giận dữ,
thấy thắng thì đẩy mạnh, thấy không thắng thì dừng lại; tai họa ở trong
trăm dặm, không khởi binh quá một ngày; tai họa ở trong nghìn dặm, không
khởi binh quá một tháng; tai họa ở trong bốn biển, không khởi binh quá
một năm”.
Nói cách khách, chiến tranh là đại sự của quốc gia, không nên hành động
theo cảm tính, phải lấy lý tính mà phán đoán, chỉ khi nào tuyệt đối cần thiết
mới phát động chiến tranh. Có nắm chắc phần thắng thì mới duy trì chiến
sự, nếu không nắm chắc phần thắng thì nên đình chỉ.
Hơn nữa chiến tranh cần đánh nhanh thắng nhanh, chẳng thể kéo dài việc
chiến sự, trong vòng trăm dặm, nên mau chóng bình định trong vòng một
ngày. Khi tình huống phát sinh xa xôi nghìn dặm, chẳng thể kéo dài quá
một tháng, khi tình huống phát sinh ờ nơi biên cương xa xôi, chiến sự cũng
chẳng thể kéo dài quá một năm vậy.
Quân đông chinh phục thù của Lưu Bị, cơ hồ đã phạm phải sai lầm với
những điều mà Úy Lạo Tử chỉ ra, cho nên từ lúc cuộc chiến tranh chưa bắt
đầu đã mất đi viên tướng của quân đoàn quan trọng là Trương Phi. Trương
Phi chưa xuất quân mà thân đã mất, bản thân bởi tức giận mà xuất quân,
trong công việc chuẩn bị chiến tranh bận rộn và khẩn trương, do vẫn nóng
giận, thậm chí có chỗ vô cớ huyên náo, bộc lộ tình cảm quá mức, cuối cùng
uy hiếp nghiêm trọng đến sinh mệnh của kẻ dưới mà bị đối phương sát hại;