KHỔNG MINH GIA CÁT LƯỢNG ĐẠI TRUYỆN - Trang 352

tấn công thành Bạch Đế, ắt sẽ bắt sống được Lưu Bị, đánh bại quân Triệu
Vân.
Tôn Quyền hỏi ý kiến Lục Tốn, Lục Tốn cùng với Chu Nhiên đều nói rằng:
“Theo tin do thám phương bắc cho thấy, Tào Phi đang có sắp xếp lớn về
quân đội, ngoài mặt nói là giúp chúng ta đánh Lưu Bị, thực ra là muốn tìm
cơ hội đánh vào chiến tuyến phía đông của chúng ta, bởi thế cần lấy đại cục
làm trọng, nên kết thúc chiến tuyến phía tây, để tăng cưòng việc bố trí quốc
phòng”.
Tôn Quyền thấy thái độ cương quyết của Lục Tốn, hơn nữa lại tập hợp đầy
đủ tin tình báo, suy xét mọi mặt, bèn hạ lệnh toàn diện rút quân...

3. Gia Cát Lượng và trách nhiệm trước cuộc chiến vừa qua.
Tam quốc diễn nghĩa có dẫn câu thơ của Đỗ Phủ cảm khái về Bát trận đồ
của Gia Cát Lượng: “Công trùm cả ba nước, danh thơm Bát trận đồ, sông
trôi đá chẳng chuyển, hận chẳng nuốt xong Ngô”. La Quán Trung đã miêu
tả Lục Tốn đuổi đánh Lưu Bị đến Vu Huyện, lại bị Gia Cát Lượng mai phục
sẵn, nhạc phụ của Gia Cát Lượng là Hoàng Thừa Ngạn cứu giúp mới có thể
thoát được nguy hiểm. Hoàng Thừa Ngạn lại hình dung Bát trận đồ “Biến
hoá vô cùng chẳng thể học được”, tô vẽ như chuyện thần tiên khiến người
đời sau kinh ngạc không thôi.
Thực ra Bát trận đồ chỉ là sa bàn đóng quân mà Gia Cát Lượng bày ra mà
thôi, chẳng phải đặc biệt thần bí, hồi sau xin bàn thêm.
Song thánh thơ Đỗ Phủ sinh ở đời Đường làm sao lại có câu thơ cảm thán
như thế? Có thể ở đời Đường, dân gian đã có câu chuyện lưu truyền như
thế. La Quán Trung sau này viết tiểu thuyết, cụng là căn cứ vào câu chuyện
mà Đỗ Phủ đã kể mà thôi.
Song, Tô Đông Pha đời Tống, khi nói về bài thơ ấy, lại chỉ ra rằng, bài thơ
ấy của Đỗ Phủ cảm thán Gia Cát Lượng chưa có thể ngăn cản cuộc chiến
tranh của Lưu Bị muốn thôn tính nước Ngô, tạo thành sự đại bại sau này, để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.